LIÊN HỆ
LÀM VIỆC
ĐỊA CHỈ

Thu mua phế liệu vải PE (Polyester)

Hiện nay, vải PE (Polyester) tổng hợp là một trong những loại vải phổ biến nhất, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, chúng còn có một  tác động mạnh mẽ đến giá của tất cả chất liệu vải đang có thời bấy giờ. Vì vải PE (Polyester) xuất hiện từ rất lâu bên cạnh có quá nhiều loại vải khác, nên cũng có rất nhiều người dễ bị nhầm lẫn giữa một số loại vải làm từ tự nhiên và sợi nhân tạo. Để tránh những nhầm lẫn bạn có thể tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn.

Vải PE (Polyester) là gì?

Vải PE (Polyester) là một loại vải sợi tổng hợp có nguồn gốc chính từ than đá, không khí và dầu mỏ. Loại vải này chính là minh chứng cụ thể nhất cho câu nói: “Gừng càng già càng cay” bởi dù đã xuất hiện từ lâu, song vải vẫn có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường may mặc vốn có những cạnh tranh khốc liệt. Sợi Polyester được chia thành 4 loại chính là: sợi thô, sợi xơ, sợi filament và sợi fiberfill. Chúng được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực với những sản phẩm khác nhau.

Ngoài ra, người ta cũng thường kết hợp những loại sợi này với những chất liệu khác nhằm mục đích hướng tới hầu hết mọi tầng lớp nhân dân. Vải Polyester tổng hợp đầu tiên xuất hiện trong phòng thí nghiệm của DuPont vào cuối những năm 1930.

Sau đó, nó được các nhà khoa học Anh chú ý đến và được nghiên cứu kỹ càng hơn. Và rồi, PE (Polyester) được ra đời. Đến năm 1951, loại vải này được thương mại hóa và ngày càng phổ biến trên thị trường. Cho đến thời điểm này, Polyester có 2 dạng chính là: PET và PCDT. Trong đó, PET được ứng dụng nhiều hơn do có độ bền cao, có thể sử dụng độc lập hoặc trộn với nhiều chất liệu khác nhau để phát huy được hiệu quả tính chống nhăn, chống bám bụi.

Vải PE (Polyester)

Quy trình sản xuất vải (PE) Polyester trắng

Vì là một loại sợi tổng hợp nên quy trình sản xuất PE (Polyester) được diễn ra khá nghiêm ngặt và yêu cầu sự giúp đỡ từ máy móc. Cụ thể là:

Bước 1: Trùng hợp

Cho chất Dimethyl Terephthalate phản ứng với Ethylene Glycol cùng với một số chất xúc tác trong mức nhiệt độ 150 – 210 độ C. Sau phản ứng thu được Monomer. Tiếp tục cho chất này phản ứng với Axit Terephtalic và tăng mức nhiệt lên 280 độ C. Qua một thời gian nhất định, ta sẽ thu được Polyester nóng chảy. Tiếp đó, sẽ mang chúng đi ép thành 1 dải dài.

Bước 2: Làm khô

Các dải PE (Polyester) sẽ được làm lạnh đến khi giòn lại. Sao đó, chúng sẽ được cho vào máy cắt để tạo thành những hạt nhựa nhỏ. Công đoạn này nhằm tối ưu hóa công việc bảo quản và đảm bảo độ bền cho thành phẩm vải sau này.

Bước 3: Kéo sợi

Các hạt PE (Polyester) nhỏ đó sẽ được nung nóng chảy ở nhiệt độ 260 – 270 độ C, tạo nên một dung dịch đặc sệt. Dung dịch sau đó sẽ cho vào ổ phun sợi để đùn ép qua những lỗ nhỏ có nhiều hình dạng khác nhau để tạo thành sợi vải. Trong quá trình kéo sợi, người ta thường cho thêm một số hóa chất khác nhau để bổ sung thêm nhiều tính năng cho vải như: chống cháy, chống tĩnh điện, chất bám màu,…

Những sợi PE (Polyester) sau khi được phun ra sẽ rất mềm, và dễ dàng kéo căng thành những sợi mỏng hơn. Công đoạn này sẽ khiến sợi vải thay đổi về chiếc dài, độ dày và kích thước. Tùy theo mong muốn và mục đích, các doanh nghiệp có thể liên kết các sợi đơn với nhau để tạo nên độ mềm hoặc cứng cho vải.

Bước 4: Dệt vải

Những sợi PE (Polyester) thành phẩm thường sẽ được chuyển sang công đoạn dệt thành những tấm vải, song cũng nhiều doanh nghiệp sẽ cuộn sợi thành những cuộn lớn và đem đi tiêu thụ ngay trên thị trường.

Vải PE (Polyester)

Ưu điểm vải PE (Polyester)

Độ bền cao, khả năng chống nhăn tốt: Độ bền và độ chống nhăn của vải PE (Polyester) được đánh giá rất tốt. Nó có thể chịu được nhiệt các hóa chất khác nhau. Đặc biệt, trong quá trình giặt giũ vải cũng sẽ không xảy ra hiện tượng nhăn nhúm hay chảy xệ. Điều này rất hiếm loại vải nào có thể làm được.

Dễ dàng vệ sinh, làm sạch: Vải PE (Polyester) không hấp thụ chất bẩn, lại chống nhăn nên quá trình vệ sinh và làm sạch vải rất dễ dàng. Bạn có thể thoải mái chọn phương pháp giặt mà không sợ chúng làm ảnh hưởng đến vải nữa.

Dễ nhuộm màu: Như đã nói ở trên, trong quá trình sản xuất, người ta thường cho thêm một số hóa chất để giúp vải bám màu tốt hơn. Qua đó, dễ dàng nhuộm cho vải những màu sắc, mẫu mã đa dạng, phong phú.

Có nhiều tính năng vượt trội: Vải có khả năng chống nước, chống cháy, chống bám bụi, kháng khuẩn,… tốt.

Giá bán vải PE (Polyester): Do được tổng hợp từ những chất liệu có mức giá thấp, quá trình sản xuất lại có sự giúp đỡ của máy móc nên giá thành của vải Poly rất rẻ.

Chính vì vậy mà chúng thường được thêm vào những chất liệu khác để hạ giá thành sản phẩm và bù đắp nhược điểm cho nhau. Bởi thế, cũng không sai khi nói PE (Polyester) có khả năng “hạ giá hóa” tất cả các loại chất liệu trong thế giới vải vóc.

Vải PE (Polyester) có vô số ưu điểm vượt trội

Nhược điểm vải PE (Polyester)

Thường gây cảm giác nóng bức, khó chịu: Do có độ dày khá cao và khả năng thấm hút kém nên vải PE (Polyester) khá nóng, không phù hợp để mặc vào mùa hè. Chính vì vậy, người ta thường kết hợp vải với những chất liệu thoáng mát khác để khắc phục nhược điểm này.

Có thể gây ô nhiễm môi trường: Vì là một loại vải tổng hợp hóa học nên khả năng phân hủy của PE (Polyester) rất thấp. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất vải cũng thải ra nhiều khí và chất độc hại, gây tổn thất không nhỏ đến môi trường.

Vải PE (Polyester) giá bao nhiêu

Tùy vào thành phần được thêm, chất lượng, màu sắc, thương hiệu và sản phẩm mà vải Polyester tổng hợp có những mức giá tương ứng khác nhau. Sau đây là giá thành của một số loại vải PE (Polyester) phổ biến trên thị trường:

Vải thun PE (Polyester) 4 chiều: 70.000 – 80.000 VNĐ/kg.

Vải thun PE (Polyester) 2 chiều: 55.000 – 70.000 VNĐ/kg.

Vải lót PE (Polyester): 12.000 – 20.000 VNĐ/kg

Cách vệ sinh – bảo quản áo khoác vải PE (Polyester)

Trong quá trình giặt, bạn nên lộn sang mặt trái của sản phẩm để hạn chế làm vải bị xù lông và bay màu.

Nên dùng nước ấm và xà phòng để làm sạch vải, không nên dùng nước lạnh.

Nếu đồ PE (Polyester) của bạn có màu trắng, bạn hãy ngâm đồ qua đêm trong hỗn hợp ½ cốc nước xà phòng và khoảng 3,7 lít nước ấm. Sau đó, lấy ra giặt và phơi dưới bóng mát.

Để khắc phục hiện tượng vải nhăn trong quá trình sử dụng, hãy giặt vải ở mức nhiệt trung bình hoặc là vải bằng hơi nóng

Ứng dụng của vải PE (Polyester)

Do ưu điểm của vải PE (Polyester) nên có vô số ứng dụng trong đời sống cụ thể như sau

Ứng dụng của vải PE (Polyester) trong lĩnh vực cuộc sống

May vải chống thấm nước: Lều bạt, quần áo mưa, ô, vật dụng chống thấm…. ở nhiều nước còn sử dụng chất vải này để may áo cho ngựa.

Với lợi thế về giá bán vải PE (Polyester) thường được may những sản phẩm có giá tầm trung như quần áo bảo hộ, áo chống nắng có giá rẻ mà rất bền và hữu dụng.

Nhờ đặc tính bền bỉ dễ gia công mà chất vải này thường được kết hợp với vải cotton, vải lanh để có được sản phẩm vừa không nhăn bền bỉ dễ nhuộm

Ứng dụng của vải PE (Polyester) trong lĩnh vực cuộc sống

Ứng dụng của vải PE (Polyester) trong lĩnh vực nội thất

Vải PE (Polyester) thường được sử dụng để may ga giường

Vải PE (Polyester) được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất. Với những ưu điểm nổi bật như chống nước, kháng bẩn, bền màu… chất liệu này có thể sản xuất thành gối, rèm, khăn trải bàn, thảm đệm,….

Ứng dụng của vải PE (Polyester) trong lĩnh vực nội thất

Ứng dụng của vải PE (Polyester) trong lĩnh vực may mặc

Vải PE (Polyester) thường được sử dụng để may quần áo thể thao

Nhờ chất lượng bền đẹp và luôn giữ nguyên phom dáng như ban đầu nên loại vải này rất được ưu chuộng trong lĩnh vực sản xuất quần áo. Vải PE (Polyester) thường có tính ứng dụng cao và vô cùng dễ biến hóa, đáp ứng mọi nhu cầu của nhà thiết kế từ biến đổi kiểu dáng đến thay đổi màu sắc. Các sản phẩm thường có kiểu dáng rất bắt mắt, trong quá trình sử dụng như giặt giũ lại rất dễ làm sạch và không bị nhăn nhúm.

Ứng dụng của vải PE (Polyester) trong lĩnh vực may mặc

Cách nhận biết vải PE (Polyester)

Có ba cách chính để nhận biết vải PE (Polyester):

Sử dụng nước: Khi đổ nước lên vải mà thấy nước không bị thấm nó xuất hiện từng giọt li ti hoặc là giọt nước lớn thì đó là vải PE (Polyester). Đây cũng là điểm mấu chốt khác biệt giữa vải Polyester và Cotton.

Sử dụng các giác quan: Bạn có thể nhìn và sờ vào vải nếu cảm thấy vải trơn, sau khi vo lại nếu vải trở lại hình dáng ban đầu chính là PE (Polyester).

Đốt vải: Lấy một mẩu vải nhỏ đốt nếu thấy mùi khét như mùi nhựa thì đó cũng là vải PE (Polyester).

Một số câu hỏi thường gặp về vải PE (Polyester)

1. Vải PE (Polyester) là gì?

=> Là một loại vải sợi tổng hợp nguồn gốc phần lớn từ than đá, dầu mỏ…

2. Quy trình sản xuất vải PE (Polyester) như thế nào?

=> Trung hợp – làm khô – Kéo sợi – Dệt vải

3. Ưu điểm của vải PE (Polyester) là gì?

=> Độ bền cao, giá bán rẻ, dễ nhuộm màu và vệ sinh, khả năng chống nhăn tốt

4. Nhược điểm của vải PE (Polyester)?

=> Gây cảm giác nóng nực, khó chịu, gây ô nhiễm môi trường. khả năng tự phân hủy kém.

5. Giá bán vải thun PE (Polyester) bao nhiêu?

=>> Vải có giá từ 12,000 VNĐ – 80,000 VNĐ.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về vải PE (Polyester) mà bạn cần biết. Hy vọng rằng, qua những chia sẻ của mình, các bạn sẽ có được cái nhìn toàn diện nhất về loại vải “đa – zi – năng” này!

All in one