LIÊN HỆ
LÀM VIỆC
ĐỊA CHỈ

THU HỒI XE MÁY HƯ CŨ NÁT TẠI NHÀ

Công ty chúng tôi chuyên thu mua xe máy các loại, xác xe, thu mua xe máy cũ hỏng ở TP HCM.  Các bạn có nhu cầu thanh lý xe máy cũ hoặc thanh lý xác xe máy hãy liên hệ với chúng tôi. Thủ tục nhanh gọn, thanh toán ngay, vận chuyển liền.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc vứt pin hoặc rác điện tử bừa bãi có thể bị phạt tiền nặng hoặc lãnh án tù, nhưng ở nước ta vẫn chưa có quy định và chế tài cụ thể cho những thói quen “độc hại” này. 

Thói quen độc hại

Năm 2019, Việt Nam thải ra môi trường khoảng 100 nghìn tấn rác thải điện tử. Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta, các nhà khoa học ước tính, đến năm 2025, lượng rác điện tử có thể đạt gấp đôi, gấp ba lần hiện nay.

Cụ thể hơn, khi mức sống của người dân cải thiện, tập trung nhiều nhất ở các đô thị, thì nhu cầu về thiết bị điện tử gia dụng có xu hướng gia tăng. Tính sơ sơ một gia đình khoảng 4 người sống ở thành phố có thể sở hữu từ 1 chiếc ti-vi, 2 chiếc điều hoà, 2 chiếc quạt máy, 1 chiếc tủ lạnh trở lên, chưa kể đến các thiết bị điện tử nhỏ như laptop, ipad, điện thoại, pin dự phòng, máy sấy tóc… 

Đồ dùng điện tử thường có tuổi thọ lâu dài nên không thuộc loại rác vứt đi hàng ngày. Tuy nhiên, pin điện tử, dây sạc điện thoại, phích cắm là những đồ điện tử dễ hỏng và dễ vứt nhất.  Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc đã đưa ra số liệu như sau: Vào năm 2019, mỗi người dân Việt Nam thải ra trung bình 1,3kg chất thải điện tử, tương đương 116.000 tấn trên cả nước. 

Dù rác điện tử hiện mới chiếm tới 2% trong tổng số lượng rác thải rắn hiện nay nhưng nguy cơ ô nhiễm môi trường và mức độ độc hại cho sức khoẻ con người còn có thể cao hơn. Theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên Môi trường, rác thải điện tử nằm trong danh mục chi tiết của các chất thải nguy hại và chất thải có khả năng là chất thải nguy hại. 

Các thiết bị điện và điện tử chứa các vật liệu, linh kiện và hoá chất khác nhau. Các chất này có thể vô hại trong thời gian sử dụng nhưng lại có thể trở nên cực kì độc hại khi thiết bị được tháo dỡ hoặc xử lý không đúng cách.

Người Việt có thói quen vứt pin đã sử dụng vào thùng rác mà không nhận thức được rằng pin hoặc ắc-quy là loại chất thải độc hại và rất khó phân huỷ. Trong pin có chứa các kim loại nặng như chì, kẽm, cadmium và thủy ngân; nếu chúng bị chôn sẽ gây ô nhiễm lòng đất và nguồn nước ngầm, còn nếu bị đốt sẽ tạo thành khói độc gây ô nhiễm không khí. 

Như vậy, ngoài thói quen vứt rác không phân loại, người Việt còn có thói quen bán đồ điện tử cũ hỏng cho các bên mua ve chai, đồng nát, hay cơ sở thu gom tự phát như cửa hiệu đồ điện tử cũ, đại lý thu mua phế liệu.

Ngoài ra, còn có một số làng nghề chuyên tái chế đồ điện tử như Tề Lỗ (Vĩnh Phúc), Dị Sử (Hưng Yên), Tràng Minh (Hải Phòng)… Tuy nhiên, hiện nay công tác thu gom rác điện tử mới chỉ dừng ở mức độ vận động thu gom; còn công tác xử lý rác điện tử mới hầu như dừng ở khâu đoạn sơ chế như tháo dỡ, phân tách nhựa, đồng, nhôm… 

Còn một hình thức khác được quy định trong Thông tư số 34/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường là các nhà sản xuất phải tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ do mình đã bán ra thị trường Việt Nam, thiết lập điểm hoặc hệ thống các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ, sau đó xử lý hoặc xuất khẩu ra nước ngoài để xử lý. 

Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động thu hồi rác điện tử từ các cơ sở sản xuất chưa thực sự được đẩy mạnh, nhiều doanh nghiệp cũng chưa quan tâm đến việc thực hiện quy trình này. Đối với một số công ty nước ngoài lớn như Samsung, OPPO đều có ghi rõ chính sách thu hồi các sản phẩm điện tử cũ, hỏng do hãng sản xuất, nhưng phần lớn người dân không biết hoặc không để ý đến quy định này. 

Khi được hỏi về việc vứt rác thải điện tử như thế nào, chị Dung – một cư dân sống tại quận Cầu Giấy (TP. Hà Nội) cho biết: “Thỉnh thoảng sẽ có những người đi qua đường rao mua ti vi, tủ lạnh cũ nên khi gia đình có đồ điện tử cũ, hỏng, tôi thường nghĩ đến đối tượng này đầu tiên. Người mua sẽ căn cứ vào loại đồ điện tử để ra giá nên thông thường giá bán sẽ cao hơn so với người mua đồng nát (tính theo cân). Còn nếu có thời gian thì tôi sẽ mang ra cửa hàng thu mua đồ điện tử cũ.

Quản lý như nào?

Do chưa có quy định cụ thể nên việc xử lý rác điện tử vẫn còn mang tính tự phát, manh mún, mới dừng ở mức vận động ý thức. Trong những năm qua, một số câu lạc bộ học sinh, sinh viên, tổ chức cộng đồng, doanh nghiệp đã kiên trì đưa ra các chương trình kêu gọi người dân có ý thức hơn với thói quen xả rác thải điện tử của mình.

Như chương trình “Việt Nam tái chế” (thu hồi và tái chế miễn phí các sản phẩm điện tử bị lỗi, hư hỏng) do Tập đoàn Apple và HP tài trợ, chương trình “đồng hành bảo vệ môi trường” của hệ thống VinCommerce (thu hồi pin đã qua sử dụng trên hơn 400 cửa hàng, siêu thị thuộc hệ thống Vinmart), chương trình “đổi pin lấy cây xanh” tại Trường THPT Yên Dũng số 3 (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang),…

Tuy nhiên, nếu không có hành lang pháp lý cụ thể thì những nỗ lực nêu trên cũng chỉ như “muối bỏ bể”. Phần lớn người Việt Nam vẫn quan niệm rác thải điện tử là một nguồn lợi nhiều hơn là một nguồn thải có thể gây hại đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy, nhiều người dân, gia đình dù có đồ điện tự cũ, hỏng cũng không đem đi xử lý mà giữ lại trong nhà để tìm cách bán đi sinh lợi. 

Bên cạnh đó, nhiều nhà máy xử lý chất thải điện tử thô sơ không được vận hành một cách an toàn, nhưng các cơ quan chức năng lại khó bề can thiệp bởi chưa có chế tài cụ thể. Quản lý rác điện tử hiện chỉ được làm qua loa ở nhiều địa phương, chủ yếu vận động thu gom, tuyên truyền để người dân bỏ rác đúng nơi quy định. 

Nhiều chuyên gia cho rằng cần phải quy định rõ hơn về trách nhiệm của các đơn vị sản xuất – kinh doanh, dịch vụ trong việc thu hồi sản phẩm thải bỏ, kể cả trách nhiệm của hộ gia đình về xử lý chất thải điện tử trong Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, bổ sung. Điều này cũng là xu hướng chung của thế giới. 

Thiết nghĩ, tình hình xử lý rác thải công nghệ, rác thải điện tử ở Việt Nam chỉ có thể cải thiện nếu có được sự quan tâm sát sao, đồng bộ từ các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cùng với công tác nâng cao ý thức phân loại rác thải từ nguồn cho người dân, cần phải có nhiều chương trình, phong trào về các hình thức, địa điểm thu gom, xử lý rác để người dân biết tới và thực hiện. Theo đó, cũng cần có những chế tài nghiêm minh để xử lý doanh nghiệp, người dân vi phạm để răn đe, hướng tới những thói quen đúng đắn trong cộng đồng. 

Nếu không quản chặt, Việt Nam có nguy cơ trở thành nơi hứng “bãi rác” điện tử

Theo báo cáo của Hiệp hội Quốc tế về xử lý và tái chế rác thải điện tử (WEEE Forum), năm 2019 thế giới sản sinh ra 53,6 triệu tấn rác thải điện tử, trong đó châu Á tạo ra nhiều nhất (24,9 triệu tấn), tiếp đến là châu Mỹ (13,1 triệu tấn), châu Âu (12 triệu tấn), rồi mới đến châu Phi và châu Đại Dương.

Trong đó, chỉ có khoảng 17% rác điện tử được tái chế, phần còn lại được đưa đến các bãi chôn lấp, lò đốt rác hoặc không được xử lý. Thành phần đồ điện tử bị vứt đi nhiều nhất là pin, phích cắm, các loại thiết bị điện tử nhỏ (đồ chơi điện tử, máy cạo râu điện, điện thoại di động, màn hình điện tử…) và thiết bị điện tử lớn (máy photocopy, tủ lạnh…). WEEE Forum ước tính, nếu không có sự can thiệp mạnh mẽ, kể từ năm 2030 thế giới sẽ thải ra khoảng 74 triệu tấn rác điện tử mỗi năm. 

Hiện nay, hoạt động mua bán rác điện tử trên thế giới đang ngày càng “rầm rộ”, bởi đồ điện tử càng hiện đại thì công nghệ xử lý chúng khi trở thành rác thải cũng phải tinh vi hơn. Thay vì chi trả chi phí lớn cho công nghệ xử lý, các nước phát triển có xu hướng trả tiền để đưa loại rác thải này cho các nước kém phát triển hơn để xử lý.

Các chuyên gia môi trường bày tỏ lo ngại, nước ta cũng có nhiều nguy cơ “hứng chịu” dòng chảy rác điện tử từ nước ngoài nếu không được quản lý chặt chẽ.

Quy định thu hồi, xử lý xe máy cũ đã có, cần thêm là chính sách cụ thể hỗ trợ người dân cũng như doanh nghiệp

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(2029169);}else{parent.admSspPageRg.draw(2029169);}

Từ ngày 15-3 đến 14-6, CSGT TP HCM mở đợt cao điểm kiểm tra, xử phạt xe không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật, xe cũ nát, xe tự chế “tung hoành” trên đường phố. Chủ trương này nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông, tiến đến mô hình TP văn minh, hiện đại, trong lành và an toàn nên được đa phần người dân đồng tình, ủng hộ.

Quy định đã có

Thực tế, không phải người lao động nghèo không đủ tiền mới “liều mình” chạy xe máy cũ nát. Rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng phương tiện này để công nhân chở hàng nhằm hạn chế chi phí, bất chấp ảnh hưởng đến an toàn giao thông hay ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, việc để tồn tại xe cũ nát cũng là mảnh đất màu mỡ cho tiêu thụ các nguồn xe gian, xe trộm cắp, xe tự chế. Ngoài ra, các phương tiện loại này thường không có giấy tờ chứng minh chủ sở hữu, giá trị xe không lớn nên gây khó khăn cho công tác quản lý, đặc biệt là việc xử phạt vi phạm hành chính, truy tìm chủ sở hữu phương tiện khi xảy ra tai nạn giao thông hoặc liên quan vụ án hình sự.

Vậy nên, việc xử lý kiên quyết đối với loại phương tiện này là cần thiết và phải làm nhưng cần có lộ trình cùng sự hỗ trợ thiết thực với người lao động nghèo sử dụng phương tiện này để mưu sinh.

Hơn 10 năm trước, Cục Đăng kiểm Việt Nam đề xuất chương trình đăng kiểm xe máy trên cơ sở kiểm định khí thải, xe nào không đạt tiêu chuẩn sẽ được sửa chữa, tệ quá thì đình chỉ lưu thông, thu hồi. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 909 phê duyệt đề án kiểm soát khí thải xe máy tại các TP đặc biệt, loại 1 và loại 2 trên cả nước. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy không cần kiểm định kỹ thuật tổng thể xe máy, chỉ cần kiểm soát khí thải. Nếu đạt tiêu chuẩn khí thải thì được tham gia giao thông, không đạt thì cấm lưu hành, như đối với ôtô hiện nay. Tuy nhiên, đề án chưa được thực hiện do tác động xã hội lớn, xe máy vừa để di chuyển vừa là phương tiện mưu sinh của hàng chục triệu dân.

Đến năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 16 quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ, trong đó mô tô, xe máy được đưa vào danh mục các loại hàng hóa phải thu hồi xử lý. Thời hiệu thực hiện thu hồi xử lý xe máy cũ từ ngày 1-1-2018. Cụ thể, tại điều 10 Quyết định số 16, Thủ tướng yêu cầu UBND cấp tỉnh tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động thu hồi, xử lý; phổ biến quy định, hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất lập điểm thu…

Thu hồi, xử lý xe máy cũ: Cần giải pháp hợp lý, hợp tình - Ảnh 1.

Đội CSGT – Trật tự Công an quận Gò Vấp (TP HCM) kiểm tra, xử lý xe cũ nát Ảnh: Ý LINH

Cần chính sách hỗ trợ

Như vậy, quy định thu hồi xử lý xe máy cũ đã có, cần thêm là chính sách cụ thể hỗ trợ người dân cũng như doanh nghiệp. Các hãng sản xuất xe máy cũng nên chia sẻ, đồng hành với người lao động nghèo.

Với các loại xe máy cũ nát lưu hành tràn lan như hiện nay, cần phải dùng hàng rào kỹ thuật để kiểm soát mức độ phát thải chứ không quy định niên hạn sử dụng. Nếu thu hồi xe máy cũ sẽ rất khó thực hiện, bởi đây là tài sản công dân, là công cụ mưu sinh của hàng triệu người lao động. Do đó, muốn thu hồi phải có hướng giải quyết hợp tình hợp lý.

Thực tế hiện nay chưa có quy định niên hạn sử dụng với xe máy, còn khái niệm xe máy cũ nát cũng chỉ là cách gọi, trong khi nguyên nhân góp phần gây ô nhiễm không khí chính là nguồn khí thải. Để kiểm định được khí thải xe máy, cần phải có quy chuẩn về khí thải xe máy. Với những xe không bảo đảm tiêu chuẩn khí thải có thể dừng lưu hành. Người dân có trách nhiệm bảo dưỡng, nâng cấp để đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải. Nếu xe quá cũ nát, không thể sửa chữa, không thể bảo dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải, không đủ tiêu chuẩn lưu hành, người dân sẽ tự thải bỏ.

Cần bảo đảm tính pháp lý cũng như các vấn đề an sinh xã hội với đề xuất thu hồi xe máy cũ. Trước hết, rà soát kỹ về hiện trạng sử dụng xe để trên cơ sở đó có chính sách hỗ trợ như giảm giá mua xe mới hoặc cho vay mua xe không lãi suất. Nếu xe cũ nhưng sửa chữa vẫn hoạt động tốt, nên có quy định về bảo trì, không nhất thiết phải thu hồi. Mặt khác, nhà nước cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để nhà sản xuất thu hồi xe cũ và đổi xe máy mới cho người dân. Ngoài ra, muốn cấm các phương tiện xe máy đã quá cũ lưu thông, trước khi có các quy định cụ thể, phải đẩy mạnh tuyên truyền để người dân tự thực hiện.

Cần thực hiện lâu dài, liên tục

Việc CSGT mở cao điểm kiểm tra, xử phạt xe cũ nát, xe tự chế đã nhận được sự đồng tình của người dân. Bạn đọc Chí Tài viết: “Tôi rất hoan nghênh công an TP ra quân xử lý, dẹp loạn xe cũ nát, biển số mờ mịt, không đèn tín hiệu, núp sau “bình phong khó khăn”, ngang nhiên chở vật liệu cồng kềnh gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, xem thường tính mạng, sức khỏe người khác”.

Nhiều bạn đọc chỉ ra từ chợ Bình Tây đến chợ Kim Biên; đường Nguyễn Văn Đậu, Lê Quang Định, Quốc lộ 13, Quốc lộ 1…, các phương tiện giao thông cũ nát này “chạy như bươm bướm”, thường xuyên vi phạm, kể cả giờ cấm khiến người đi đường “sợ muốn chết”. Mong rằng việc kiểm tra, xử lý được thực hiện lâu dài, liên tục, đến nơi đến chốn để loại bỏ các xe này.

Trong khi đó, bạn đọc Nguyen đề nghị: “Nhà nước cần dành một khoản ngân sách thu mua các loại phương tiện này để tiêu hủy thì người dân sẽ ủng hộ và đem nộp”.

Bạn đọc Sáu Giờ hiến kế: “Việc xử lý các phương tiện này là rất tốt nhưng xét cho cùng, có những người nghèo khó mưu sinh bằng những chiếc xe cà tàng, cũ nát… Trong khi đó, nhiều nơi trên cả nước, các phòng, ban CSGT giữ nhiều xe không chủ nhận, lâu lâu bán hóa giá thì nên tạo điều kiện cho người nghèo đổi xe tự chế, xe cà tàng có được chiếc xe chính hiệu, còn sử dụng tốt để mưu sinh. Có như thế mới xóa được các loại xe tự chế, cũ nát…”.

Tương tự, bạn đọc Hoài Hương gợi ý: “Hiện ở các bãi giữ xe của công an, lượng xe vô chủ cũ nát bị bỏ lại chưa xử lý được. Nếu bây giờ thu hồi thêm một lượng lớn xe cũ nát thì để đâu, xử lý thế nào? Nên chăng giao cho các doanh nghiệp xe máy tự thu hồi, xử lý xe của hãng mình?”.

Từ lâu, TP.Hà Nội đã đề xuất lộ trình xử lý xe máy quá niên hạn sử dụng, không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, khí thải để đảm bảo an toàn giao thông và giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đến nay việc kiểm soát khí thải xe máy, xử lý, thu xe cũ nát vẫn chưa được thực hiện vì nhiều vướng mắc pháp lý, buộc người dân phải sống chung với ô nhiễm khí thải.

Muốn thu hồi, xử lý xe máy cũ nát phải có cơ chế, chính sách cụ thể
Xe máy cũ nát được sử dụng, lưu thông trên đường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Ảnh ghi nhận ngày 16.3. Ảnh: ĐÔNG ĐỨC

Xe máy cũ nát và những nguy cơ tiềm ẩn

Những chiếc xe máy cũ nát, quá đát chở hàng hóa cồng kềnh hiện vẫn đang là vấn đề nan giải đối với các đơn vị chức năng của Hà Nội. Những phương tiện cũ nát này gây không ít phiền toái đối với người tham gia giao thông, gây ô nhiễm môi trường đặc biệt tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông.

Theo ghi nhận của Lao Động ngày 16.3 tại Hà Nội, những chiếc xe máy cũ nát không biển số, không đầy đủ phụ tùng, trơ khung sắt… vẫn ngang nhiên di chuyển trên đường phố Thủ đô. Cụ thể tại đường Tôn Thất Thuyết (Cầu Giấy) những chiếc xe máy có “tuổi thọ” hàng chục năm, rệu rã, hư hỏng nhiều bộ phận thậm chí không có đèn, gương chiếu hậu… vẫn di chuyển với tốc độ cao trên đường.

Gần đó, dọc tuyến đường Xuân Thủy (Cầu Giấy) cũng xuất hiện xe máy cũ nát lưu thông, những xe này được “độ” thêm giá chở hàng hay kéo theo hàng tá hàng hóa đằng sau. Việc những chiếc xe này lưu thông vô tư trên đường phố như vậy tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông, đặc biệt trong thời tiết mưa phùn đường trơn trượt.

Những chiếc xe máy như vậy cũng xuất hiện ở đường Đê La Thành, Giảng Võ, Huỳnh Thúc Kháng… người sử dụng đã lắp đặt thêm nhưng phụ tùng như giảm sóc, giá đỡ… để xe có thể chở được thêm nhiều hàng hóa có trọng lượng gấp nhiều lần trọng lượng của xe.

Nhiều chiếc xe chở than, chở đá sạch, hàng hóa cồng kềnh bất chấp nguy hiểm ngang trên đường phố. Cá biệt, có những người chở hàng, chở những thanh sắt dài hàng mét hay vật liệu xây dựng cồng kềnh mà không có biện pháp bảo đảm an toàn nào.

Theo TS Phan Lê Bình – chuyên gia giao thông của cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), giảng viên trường Đại học Việt Nhật – việc hỗ trợ người dân đổi xe máy đã cũ nát đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn.

Việc thu hồi và xử lý những chiếc xe cũ nát như vậy cũng gặp không ít khó khăn và vướng mắc do những phương tiện này đều liên quan đến quyền tài sản của mỗi công dân.

Ngoài ra chúng gắn liền với người lao động phổ thông, là phương tiện mưu sinh, là miếng cơm manh áo hằng ngày của họ và gia đình. Trước mắt có thể tập trung xử phạt nặng những xe nhả khói mù trời, mắt thường cũng nhìn thấy được. Muốn không còn sống chung với khói bụi, với ô nhiễm thì cơ quan có thẩm quyền cần thúc tiến độ hỗ trợ thu hồi xe máy cũ nát, kiểm soát khí thải xe máy.

Ông Bình cho rằng, nếu nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn cơ quan quản lý kỹ thuật phương tiện, đối với xe máy, ông nghĩ phải dùng hàng rào kỹ thuật để kiểm soát mức độ phát thải chứ không quy định niên hạn sử dụng được. Trong quá trình xây dựng kế hoạch và lộ trình đối với việc thu hồi xe cũ nát, cơ quan chức năng nên tính đến phương án hỗ trợ tài chính cho những người sở hữu phương tiện bị thu hồi để họ có điều kiện mua xe mới, từ đó sinh kế của họ sẽ ít bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, sau khi thu hồi cũng cần có giải pháp xử lý đối với những loại xe này bởi hiện nay chúng ta chưa phát triển được công nghiệp tái chế, đặc biệt là tái chế kim loại mà những loại xe này chủ yếu là kim loại.

Cần hành lang pháp lý vững chắc

Luật sư Vũ Tuấn – Đoàn Luật sư TP.Hà Nội – cho biết cần phải làm rõ định nghĩa thế nào là phương tiện cũ nát. Các cơ quan chức năng cần thông qua việc kiểm tra, đo đạc các phương tiện rồi đối chiếu với các quy chuẩn an toàn kỹ thuật sau đó đưa ra các tiêu chí để đánh giá, phân loại các xe.

Việc này, để xác định xem các xe lưu thông trên đường có phải là xe cũ nát trong diện phải thu hồi hay không. Bên cạnh đó, do xe máy là tài sản cá nhân và không có quy định về niên hạn sử dụng nên nếu muốn thu hồi loại phương tiện này, cơ quan chức năng cần phải xây dựng hành lang pháp lý vững chắc.

Mặc dù, Luật Giao thông đường bộ có quy định nghiêm cấm đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào điều này để thu hồi phương tiện cũ nát là không khả thi.

Theo luật sư Tuấn, để triển khai công tác thu hồi xe máy cũ nát, các ngành chức năng sẽ thực hiện việc kiểm tra, đo đạc các quy chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường để xác định xe thuộc đối tượng thu hồi. Bên cạnh đó, trong trường hợp xe sử dụng thời gian quá lâu, khung xe gỉ sét không đủ an toàn thì nên thu hồi, không được phép lưu thông để tránh gây ra tai nạn hoặc phát thải quá nhiều khi lưu thông trên đường. Cần phải kiểm tra cả việc này chứ không phải chỉ kiểm tra động cơ về khí thải.

Nhà nước phải xây dựng cơ chế, chính sách thu hồi xe máy khi không còn đạt chuẩn bằng việc hỗ trợ cho chủ phương tiện về cơ chế tài chính. Từng bước đi đến việc cưỡng chế thi hành, không cho phép lưu thông loại xe không đạt yêu cầu, thậm chí tịch thu phương tiện.

Đồng quan điểm, đại úy Trần Quang Chinh – Phó Đội trưởng Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội) cho rằng, mặc dù những chiếc xe cũ nát lưu thông trên đường tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông nhưng việc xử lý các xe cũ nát lưu thông trong thành phố không phải là chuyện đơn giản.

Đặc biệt đối với xe máy thì khi chưa có hành lang pháp lý vững chắc và cụ thể. Bởi việc kiểm định chất lượng hiện nay chỉ thực hiện đối với phương tiện ôtô. Điều này dẫn tới việc lực lượng chức năng sẽ thiếu cơ sở để xác định mức độ vi phạm để xử lý và thu hồi xe cũ nát.

Bên cạnh đó, Đại úy Chinh cũng cho biết hiện tại lực lượng CSGT chỉ có thể xử lý khi người điều khiển phương tiện vi phạm giao thông.

Ngoài ra, nếu mức xử phạt quá cao so với giá trị của xe, nhiều chủ xe sẵn sàng bỏ xe. Điều này, tạo thêm nhiều khúc mắc trong quá trình xử lý khi theo quy định cần phải thành lập nhiều hội đồng khác nhau để có thể xử lý xong những chiếc xe đã bỏ lại. Chính vì vậy, cần có những hành lang pháp lý, những quy chuẩn cụ thể về đánh giá, phân loại xe cũ nát thì lực lượng chức năng mới có cơ sở để xử lý các xe không đảm bảo điều kiện khí thải lưu thông trên đường phố.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết TP sẽ nghiên cứu để thu hồi xe máy cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải ra môi trường.

Xe cũ nát lưu thông trên đường Dương Bá Trạc, Q.8, TP.HCM - Ảnh: H.Khoa
Xe cũ nát lưu thông trên đường Dương Bá Trạc, Q.8, TP.HCM – Ảnh: H.Khoa

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hiện nay chưa có quy định pháp luật cụ thể về thời hạn sử dụng đối với môtô, xe máy.

Không biết xe máy chạy bao lâu phải bỏ

Theo ông Nguyễn Đức Chung, trong số 6 triệu xe máy ở Hà Nội có 2,5 triệu xe đăng ký trước năm 2000, nay đã cũ nát.

TP Hà Nội sẽ nghiên cứu bỏ ra khoản tiền hỗ trợ để có biện pháp thu hồi số xe này bởi thực trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã đến mức báo động đỏ, trong đó có nguồn ô nhiễm nặng nề từ khí xả thải của xe máy và ôtô.

Ghi nhận của chúng tôi tại Hà Nội có rất nhiều xe máy đăng ký trước năm 2000 đang được người dân dùng chuyên chở hàng hóa buôn bán tại các chợ.

Trước thông tin chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết sẽ nghiên cứu hỗ trợ tài chính để thu hồi xe máy cũ nát, nhiều người tỏ ra bất ngờ vì chưa từng biết xe máy sử dụng bao năm phải loại bỏ.

Bà Nguyễn Thị Hoa, ngụ xã Thọ Xuân, H.Đan Phượng (Hà Nội), đang sử dụng chiếc xe Cub 82 mua từ năm 1995, nhưng bà cho rằng đến nay xe vẫn còn rất tốt.

“Tôi vẫn thay nhớt và bảo quản xe vì đây là phương tiện chính chạy chợ hằng ngày. Tôi không biết loại xe này được dùng bao năm thì phải bỏ” – bà Hoa băn khoăn.

Anh Nguyễn Văn Hùng, ngụ xã Phú Túc, H.Phú Xuyên, cho biết anh sử dụng chiếc xe Dream mua từ năm 1998 để chở thịt heo vào nội thành bán hằng ngày.

“Vì xe chuyên chở nặng, sử dụng lâu ngày nên giá trị xe bây giờ gần như không còn. Tuy nhiên, đây vẫn là phương tiện chính gia đình sử dụng mỗi ngày nên chưa thể bỏ ngay” – anh Hùng nói.

Anh Hùng thừa nhận xe cũ, có niên hạn tới gần 20 năm, xe sử dụng trong môi trường không được giữ gìn, bảo quản, có thể là nguồn gây ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, anh cho biết không hề biết loại xe này được sử dụng bao nhiêu năm.

Là người sử dụng xe máy đăng ký từ trước năm 2000, anh Nguyễn Tuấn Quân, P.Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy, cho rằng: “Muốn thu hồi phải rõ ràng về tiêu chí đánh giá, không thể lấy niên hạn sử dụng để thu hồi hàng loạt, bởi lẽ xe của người bảo quản tốt, xe của dân chơi xe khác với chất lượng của loại xe sử dụng thồ hàng”.

CSGT dừng xe để xử lý trường hợp chở hàng cồng kềnh trên đường Trần Nhật Duật (Hà Nội). Phần lớn xe cũ nát được dùng để chở hàng cồng kềnh, gây nguy hiểm cho người đi đường - Ảnh: Nam Trần
CSGT dừng xe để xử lý trường hợp chở hàng cồng kềnh trên đường Trần Nhật Duật (Hà Nội). Phần lớn xe cũ nát được dùng để chở hàng cồng kềnh, gây nguy hiểm cho người đi đường – Ảnh: Nam Trần

TP.HCM vận dụng quy định để xử lý

Theo một lãnh đạo Cục Đăng kiểm, hiện chưa có văn bản pháp lý quy định niên hạn sử dụng đối với môtô, xe máy.

Về đề xuất quy định niên hạn để thu hồi xe máy cũ nát, kiểm soát khí thải xe máy của Hà Nội, vị lãnh đạo Cục Đăng kiểm cho rằng đây là đề xuất tốt để bảo vệ môi trường và an toàn giao thông. Đề xuất này có thể thực hiện được khi sửa Luật giao thông đường bộ.

Vị này cho biết thêm trong quá trình bàn thảo về sửa đổi Luật giao thông đường bộ, đã có những ý kiến đề xuất cần phân cấp cho địa phương quy định điều kiện hoạt động của môtô, xe máy tùy theo đặc thù của từng địa phương, thay vì quy định chung cho cả nước.

Bởi vì số lượng xe máy ở Hà Nội nhiều hơn hẳn so với các tỉnh miền núi, nguy cơ ô nhiễm do xe máy gây ra tại Hà Nội nhiều hơn thì Hà Nội phải chủ động xây dựng quy định về điều kiện hoạt động của xe máy.

Còn tại những tỉnh ít xe máy và xe máy là phương tiện chính của người dân, nhất là người nghèo, trong khi vận tải công cộng chưa đủ khả năng đáp ứng thì có thể xem xét quy định về điều kiện hoạt động của xe máy khác với Hà Nội.

Theo Phòng cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (PC67) Công an TP.HCM, thời gian qua phòng xác định những người điều khiển xe máy cũ nát trên đường thường xuyên vi phạm pháp luật, gây mất trật tự an toàn giao thông và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Do đó lực lượng cảnh sát giao thông đã tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm nên hiện nay tình trạng người chạy xe máy cũ nát ít xuất hiện trên đường.

Do chưa có quy định niên hạn sử dụng đối với xe máy nên cơ sở để xác định thế nào là xe máy cũ, xe máy quá đát nhằm xử phạt còn hạn chế. Tuy nhiên, theo một cán bộ cảnh sát giao thông, kinh nghiệm thực tế cho thấy hầu hết những xe máy cũ, xe máy quá đát đều được người dân tự chế lại, lắp ráp lại mới có thể sử dụng.

Vì vậy lực lượng cảnh sát giao thông tại TP.HCM thường vận dụng khung xử phạt “xe lắp ráp trái quy định” theo nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

Theo đó, người điều khiển loại xe lắp ráp trái quy định tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền 800.000 – 1.000.000 đồng, ngoài ra còn bị tịch thu xe và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

Chưa có hướng dẫn về niên hạn sử dụng xe máyQuyết định số 16 ngày 22-5-2015 của Thủ tướng Chính phủ về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ quy định môtô, xe máy, ôtô các loại thuộc danh mục sản phẩm thải bỏ, thu hồi, xử lý từ ngày 1-1-2018.Trong quyết định này, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên – môi trường ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện quyết định, tổ chức hướng dẫn và quản lý việc thực hiện. Đồng thời, bộ này có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng sửa đổi, bổ sung danh mục sản phẩm thải bỏ và thời điểm thực hiện thu hồi, xử lý.Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về niên hạn sử dụng đối với môtô, xe máy. Nhiều chuyên gia đã đề xuất việc cần làm hiện nay là phải ban hành quy định về kiểm định kỹ thuật môtô, xe máy để có căn cứ ban hành quy định về niên hạn sử dụng môtô, xe máy nhưng vấn đề vẫn chưa ngã ngũ.Trước quyết định 16/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 50/2013 quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ mà theo đó thời điểm thu hồi và xử lý xe môtô, xe gắn máy, ôtô các loại được thải bỏ cũng là 1-1-2018.
Tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 24/2023/TT-BCA có quy định về trách nhiệm của chủ xe khi chuyển quyền sở hữu xe (bán xe) như sau:
Trách nhiệm của chủ xe

4. Khi bán, tặng cho, thừa kế, trao đổi, góp vốn, phân bổ, điều chuyển xe (sau đây gọi chung là chuyển quyền sở hữu xe):
a) Chủ xe phải giữ lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (không giao cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu xe) và nộp cho cơ quan đăng ký xe chứng nhận đăng ký xe, biển số xe để làm thủ tục thu hồi; trường hợp chuyển quyền sở hữu xe kèm theo biển số xe trúng đấu giá thì chủ xe nộp cho cơ quan đăng ký xe chứng nhận đăng ký xe để làm thủ tục thu hồi;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, chủ xe phải làm thủ tục thu hồi; trường hợp quá thời hạn trên mà chủ xe không làm thủ tục thu hồi hoặc giao chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu xe làm thủ tục thu hồi thì trước khi giải quyết cơ quan đăng ký xe ra quyết định xử phạt đối với chủ xe về hành vi không làm thủ tục thu hồi theo quy định;
Trường hợp chủ xe không làm thủ tục thu hồi sau khi chuyển quyền sở hữu xe thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm liên quan đến xe đó;
c) Sau khi chủ xe làm thủ tục thu hồi, tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì trong 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, chủ xe phải giữ lại giấy đăng ký xe, biển số xe và nộp cho cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục thu hồi hoặc giao chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu xe làm thủ tục thu hồi.
(Hoặc chỉ cần nộp lại giấy đăng ký xe nếu chuyển quyền sở hữu xe kèm theo biển số xe trúng đấu giá).
Sau thời hạn 30 ngày này, nếu chủ xe không làm thủ tục thu hồi thì sẽ bị phạt. Đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm liên quan đến xe đó.
Bán xe nhưng không làm thủ tục thu hồi giấy đăng ký xe, biển số xe thì bị phạt ra sao? Bao lâu mới bị phạt?
Bán xe nhưng không làm thủ tục thu hồi giấy đăng ký xe, biển số xe thì bị phạt ra sao? Bao lâu mới bị phạt? (Hình từ Internet)
Mức phạt khi bán xe không làm thủ tục thu hồi giấy đăng ký xe, biển số xe ra sao?
Căn cứ điểm e khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm c khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ.
….
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định;

7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe; biển số xe;…
Như vậy, theo quy định nêu trên thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô là cá nhân khi bán xe không làm thủ tục thu hồi giấy đăng ký xe, biển số xe sẽ bị phạt tiền từ 800 nghìn đồng – 2 triệu đồng.
Đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô sẽ bị phạt từ 1,6 triệu đồng – 4 triệu đồng.
Đối với ô tô, chủ xe bán xe không làm thủ tục thu hồi giấy đăng ký xe, biển số xe khi bán xe thì mức phạt được áp dụng là từ 2 triệu đồng – 4 triệu đồng cho cá nhân và từ 4 triệu đồng – 8 triệu đồng đối với tổ chức.
Hồ sơ thu hồi giấy đăng ký xe, biển số xe khi bán xe gồm những gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 24/2023/TT-BCA như sau:
Hồ sơ đăng ký sang tên, di chuyển xe
1. Hồ sơ thu hồi
a) Giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe;
b) Giấy tờ của chủ xe theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
c) 02 bản chà số máy, số khung xe;
d) Chứng nhận đăng ký xe;
đ) Biển số xe;
Trường hợp di chuyển nguyên chủ, chủ xe không phải nộp lại biển số xe trừ trường hợp xe đã đăng ký là biển 3 hoặc 4 số thì phải nộp lại biển 3 hoặc 4 số đó;
Trường hợp mất chứng nhận đăng ký xe hoặc mất biển số xe thì phải ghi rõ lý do trong giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe;
e) Bản sao chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này (trừ trường hợp di chuyển nguyên chủ).
Như vậy, hồ sơ thu hồi giấy đăng ký xe, biển số xe khi bán xe bao gồm:
– Giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe;
– Giấy tờ của chủ xe;
– 02 bản chà số máy, số khung xe;
– Chứng nhận đăng ký xe; Biển số xe;
Trường hợp mất chứng nhận đăng ký xe hoặc mất biển số xe thì phải ghi rõ lý do trong giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe;
– Bản sao chứng từ chuyển quyền sở hữu xe.8 trường hợp bị thu hồi biển số xe, đăng ký xe
Cụ thể, theo điều 23, thông tư 24/2023 của Bộ Công an về quy định cấp, thu hồi đăng ký xe, biển số xe cơ giới, trong đó có 8 trường hợp có thẩm quyền sẽ thu hồi chứng nhận đăng ký, biển số xe của người dân, bao gồm:
– Những trường hợp mà xe máy bị hỏng không sử dụng được, bị phá hủy do nguyên nhân khách quan
– Trường hợp xe máy đã hết niên hạn sử dụng, không được phép lưu hành theo quy định của pháp luật.
– Những trường hợp xe máy là xe bị mất cắp, bị chiếm đoạt không tìm được hoặc xe thải bỏ, chủ xe đề nghị thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.

8 trường hợp có thẩm quyền sẽ thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.
– Những trường hợp xe máy là loại xe nhập khẩu miễn thuế hoặc xe tạm nhập của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tái xuất, chuyển quyền sở hữu hoặc tiêu hủy.
– Những trường hợp xe máy là loại xe đăng ký tại các khu kinh tế theo quy định của Chính phủ khi tái xuất hoặc chuyển nhượng vào Việt Nam.
– Những trường hợp xe máy là xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển.
– Những trường hợp xe máy đã bị tháo máy, khung để đăng ký cho xe khác.
– Những trường hợp xe máy đã đăng ký nhưng phát hiện hồ sơ xe giả hoặc xe có kết luận của cơ quan có thẩm quyền số máy, số khung bị cắt, hàn, đục lại, tẩy xóa hoặc cấp biển số không đúng quy định.
Trong những trường hợp phải thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số sau khi áp dụng biển số định danh thì việc chuyển nhượng, sang tên, đổi chủ được thực hiện nhiều nhất. Quy định mới cũng khiến người dân gặp khúc mắc, mất thời gian hơn khi sang tên đổi chủ.

Mức phạt khi không thực hiện thu hồi xe, giấy đăng ký theo quy định
– Với trường hợp xe mô tô, xe máy và các loại xe tương tự xe mô tô không chấp hành việc thu hồi giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:
+ Với cá nhân, bị phạt từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
+ Đối với tổ chức sẽ bị phạt từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồn
Thủ tục thu hồi giấy đăng ký lái xe, biển số xe
Thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đối với trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 điều 23 Thông tư 24/2023/TT-BCA.
Chủ xe kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe trên cổng dịch vụ công và nộp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cho cơ quan đăng ký xe thông qua dịch vụ bưu chính.
Sau khi tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe trả kết quả cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho chủ xe trên cổng dịch vụ công.
Thực hiện dịch vụ công trực tuyến một phần (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 24/2023/TT-BCA).
Chủ xe kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe trên cổng dịch vụ công; cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến và nộp hồ sơ thu hồi theo quy định tại điều 24 Thông tư 24/2023/TT-BCA; nhận giấy hẹn trả kết quả đăng ký xe theo quy định.
Sau khi tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hợp lệ thì được cơ quan đăng ký xe cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe theo quy định; 1 bản trả cho chủ xe; 1 bản lưu hồ sơ xe.
Trường hợp thu hồi theo quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 điều 23 Thông tư 24/2023/TT-BCA thì chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe có dán bản chà số máy, số khung và đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe trên bản chà số máy, số khung xe.Vì lý do mưu sinh, không ít người ở Hà Nội vẫn sử dụng xe máy cũ nát để đi lại, vận chuyển hàng hóa. Không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, những phương tiện giao thông này còn góp phần làm suy giảm chất lượng không khí, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc xử lý dứt điểm xe máy cũ nát lưu thông trên đường lại là vấn đề không đơn giản.
Ngày nào cũng vậy, vợ chồng chị Nguyễn Thị Thơm ở Hoài Đức, Hà Nội dậy từ 3h sáng đến chợ đầu mối lấy rau củ rồi về chợ Kim Liên, quận Đống Đa để bán hàng. Phương tiện chở hàng của hai vợ chồng là chiếc xe máy không biển số, không yếm và không còn nhìn rõ tên hãng xe, mà như chia sẻ của chị Thơm, nó có tuổi đời cũng phải hơn 40 năm. Mặc dù biết là không an toàn nhưng anh chị đành “tặc lưỡi” tận dụng vì có bán cũng chỉ được giá như bán sắt vụn.
“Nhiều người nói nếu thu hồi xe máy cũ thì xe nhà tôi sẽ phải thu hồi đầu tiên vì đã quá cũ rồi. Nhưng giờ điều kiện kinh tế khó khăn thì vẫn phải sử dụng để mưu sinh, chứ biết làm sao”, chị Thơm chia sẻ.
Theo số liệu của Công an TP Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có hơn 44.000 xe máy có niên hạn 30 năm; hơn 10.500 xe niên hạn hơn 40 năm; gần 480 xe niên hạn hơn 50 năm. Trong số đó, có nhiều phương tiện đã quá cũ nát, nhưng người dân tận dụng bằng việc mua các thiết bị thay thế, lắp ghép phù hợp, sửa chữa lại để sử dụng.
Tại TP.HCM cũng có gần 8 triệu xe máy đang lưu hành; trong đó một nửa là xe đã sử dụng lâu năm, thậm chí được sản xuất từ những năm 90 của thế kỷ XX.
Theo đánh giá, những chiếc xe cũ nát chủ yếu của các dòng xe lâu năm như Honda Cub, Wave; SYM Angel; Suzuki Viva, Best… Nhiều xe còn được hàn thêm giá đèo hàng, độ giảm sóc, hoặc chế thành xe kéo, xe ba gác chở hàng cồng kềnh gây mất an toàn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Thu hồi tái chế xe cũ nát qua nhiều năm vẫn bế tắc
Các nghiên cứu cho thấy, trong quá trình hoạt động, những chiếc xe cũ, ít được bảo dưỡng sẽ thải ra môi trường lượng khí thải độc hại cao gấp nhiều lần các loại xe mới, được bảo dưỡng thường xuyên. Chính vì vậy, việc kiểm soát, giảm thiểu lượng phương tiện cũ nát này là cấp thiết và thực tế, việc này đã từng được đề cập nhiều lần trong những năm qua, nhưng đến nay, qua quá trình thực hiện vẫn dường như bế tắc.





Xe cũ nát là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng
tại các thành phố lớn (Ảnh KT)
Xe cũ nát là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại các thành phố lớn (Ảnh KT)
Ông Nguyễn Thi, Chuyên viên chính Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và môi trường phân tích, có 3 rào cản chính khiến lượng ô-tô, xe máy cũ nát tiếp tục được lưu hành ở nước ta và ngành công nghiệp tái chế ô-tô, xe máy chưa thể phát triển. Thứ nhất, là do khó khăn từ phía người sử dụng vì ô tô, xe máy là tài sản có giá trị lớn và hữu ích, đặc biệt là phương tiện mưu sinh cho nên việc từ bỏ hay chuyển đổi là rất khó khăn.
Thứ hai là do có nhiều phương tiện được mua đi bán lại nhiều lần nên việc xác định chủ sở hữu hay là chính chủ cũng vô cùng khó khăn. Điều này cũng là rào cản cho quyết định chấm dứt việc sử dụng hay tiêu hủy phương tiện cũ nát. Có một điều cần lưu ý là việc sở hữu ô-tô, xe máy là quyền sở hữu của mỗi cá nhân, vì vậy được Hiến pháp bảo vệ, nên không thể tùy tiện ép chủ sở hữu từ bỏ trừ khi có những vi phạm buộc phải tước quyền sở hữu được quy định trong Luật. Ngoài ra, chính sách tái chế ô-tô, xe máy ở Việt Nam chưa có, thiếu các cơ chế thúc đẩy người sử dụng đem ô-tô, xe máy đi tái chế. Nếu giá trị của việc chuyển giao cho nhà tái chế được xác định một cách thỏa đáng thì việc đem ô-tô, xe máy quá niên hạn hoặc cũ nát đi tái chế là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Rào cản thứ ba đó là về mặt chính sách quản lý ô-tô xe máy ở nước ta còn nhiều bất cập, trong đó thiếu các quy định về việc bắt buộc phải kết thúc việc lưu thông, thiếu quy định về thuế đánh vào phương tiện giao thông. Người mua ô-tô, xe máy chỉ cần bỏ ra một khoản tiền (tương đối lớn) vào lúc mua là có thể sử dụng mà không bận tâm đến các nghĩa vụ tài chính trong quá trình sử dụng.
Ngoài 3 rào cản chính đã được chỉ rõ, theo ông Thi công nghệ tái chế ở Việt Nam còn thấp, nhỏ lẻ, chưa có khả năng thu gom, xử lý ôtô, xe máy cũ cũng có thể xem là một nguyên nhân khiến cho việc thu gom tái chế xe cũ nát chưa được như mong muốn, kỳ vọng.
Thu hồi tái chế ô tô, xe máy cũ nát – Việt Nam không thể nằm ngoài xu hướng
Việc thu hồi, tái chế ô tô, xe máy là thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường, hành động vì cộng đồng của các doanh nghiệp. Đây cũng là chủ trương cần thiết và đúng đắn. Thực tế, nhiều nước trên thế giới trong những năm qua đã đẩy mạnh và phát triển nhanh chóng ngành công nghiệp tái chế ô tô, xe máy. Tuy nhiên ở nước cần làm thế nào để việc tái chế ôtô, xe máy có hiệu quả?
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Thi cho rằng, trước hết về chính sách thuế, thay vì đóng thuế ngay từ đầu, có thể rải ra đóng thuế trong quá trình sử dụng, sử dụng càng lâu, càng cũ nát thì phải đóng thuế càng cao, khi đó mới khuyến khích mang ôtô xe máy cũ nát đi thải bỏ.
Bên cạnh đó cần quy định áp dụng quy chuẩn về an toàn và bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ, thực thi nghiêm trên thực tế. Đối với các phương tiện không đáp ứng quy chuẩn về an toàn và bảo vệ môi trường thì không được phép lưu thông. Nếu lưu thông thì bị xử phạt ở mức cao, nếu tái phạm thì bị tịch thu phương tiện trong khoảng thời gian nhất định.
Đặc biệt, cần hỗ trợ hình thành ngành công nghiệp tái chế ô-tô, xe máy một cách chuyên nghiệp, hiện đại. Đây là yếu tố rất quan trọng để có thể thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đối với việc thu hồi xử lý ô-tô, xe máy cũ nát hoặc không còn được lưu thông. Từ đó hình thành chuỗi giá trị mà ở đó cả người tiêu dùng, nhà sản xuất và nhà tái chế đều được hưởng lợi và hệ quả là giải quyết được nhiều vấn nạn hiện nay như vấn đề ô nhiễm làng nghề, vấn đề về thất nghiệp, vấn đề về ô-tô, xe máy cũ nát vẫn được lưu thông gây ô nhiễm môi trường, gây tai nạn giao thông…





Hầu hết xe cũ nát sau khi được thải bỏ đều được xử lý tái chế ở các làng nghề chứ không được chuyển giao cho nhà sản xuất, nhà nhập khẩu (Ảnh KT)
Hầu hết xe cũ nát sau khi được thải bỏ đều được xử lý tái chế ở các làng nghề chứ không được chuyển giao cho nhà sản xuất, nhà nhập khẩu (Ảnh KT)
Cũng theo ông Nguyễn Thi, theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2020, từ 1/1/2027, nhà sản xuất, nhập khẩu ôtô xe máy phải có trách nhiệm tái chế với tỉ lệ từ 0,5 – 1% tuỳ từng loại. Với quy định bắt buộc này, nhà sản xuất, nhập khẩu ô tô, xe máy phải có biện pháp hỗ trợ tài chính phù hợp cho người dân như mua lại hoặc đổi xe cũ lấy xe mới với giá ưu đãi, làm được như vậy thì chính sách này mới khả thi.
“Đã đến lúc mỗi người một phải chung tay để hành động, trong đó, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu ô tô, xe máy không thể đứng ngoài cuộc. Mặc dù không phủ nhận, thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, doanh nghiệp sẽ có thời điểm khó khăn và phải tăng chi phí, nhưng dù thế nào thì cũng đã đến lúc cần phải hành động thiết thực, phải có cơ chế phù hợp, làm sao để thực hiện được về thu gom, tái chế ô tô, xe máy cũ, góp phần bảo vệ môi trường”, ông Nguyễn Thi khẳng định.
Ngoài những giải pháp mà ông Nguyễn Thi đưa ra, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, thu hồi xe cũ là vấn đề về dân sự. Theo quy định của pháp luật, xe máy dù cũ nát vẫn là tài sản hợp pháp của người dân. Nếu không phải là phương tiện vi phạm pháp luật, chính quyền không thể tự ý tịch thu. Do vậy, việc thu hồi xe cũ không đơn giản, cần có khung pháp lý chặt chẽ, người dân tự giác thực hiện, chính quyền trao đổi, khuyến khích, vận động nhân dân không sử dụng xe cũ và dần dần loại bỏ phương tiện này. Ngoài ra, Nhà nước cần xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ chủ phương tiện về tài chính. Đa phần người dùng là lao động nghèo, thu nhập phụ thuộc vào chiếc xe cũ để kiếm sống, không thể chuyển đổi sang loại xe mới ngay.
Nếu thu hồi mà không có chính sách hỗ trợ hợp lý rất dễ xảy ra trường hợp người dân không chấp hành, tìm cách đối phó, sử dụng chui dẫn tới tình trạng quy định không được thực hiện một cách triệt để.Vậy sự thật về vấn đề này là như thế nào? Xe máy, ô tô bao nhiêu năm sẽ bị coi là cũ?
1. Thu hồi xe máy, ô tô cũ
Trước đây, tại Quyết định 16/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ đã quy định thu hồi các sản phẩm thải bỏ (cũ, không sử dụng được nữa) đối với xe mô tô, xe gắn máy các loại và xe ô tô các loại, thời gian thực hiện từ ngày 01/01/2018.
Tuy nhiên, hiện nay Quyết định 16/2015/QĐ-TTg đã được thay thế bằng Nghị định 08/2022/NĐ-CP; tại khoản 4 Điều 77 Nghị định 08/2022/NĐ-CP Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định việc thải bỏ phương tiện giao thông trước ngày 01/01/2025.
Như vậy, trong thời gian sắp tới (trước ngày 01/01/2025) Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành danh mục các phương tiện giao thông (xe máy, ô tô…) sẽ bị thu hồi.

Danh sách văn bản Trung ương vừa cập nhật

Sẽ thu hồi xe máy, ô tô cũ (Ảnh minh họa)
2. Niên hạn sử dụng của ô tô và xe máy
2.1. Niên hạn sử dụng của ô tô
Căn cứ Điều 4 Nghị định 95/2009/NĐ-CP quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người, quy định về niên hạn sử dụng của ô tô như sau:
– Không quá 25 năm đối với xe ô tô chở hàng.
– Không quá 20 năm đối với xe ô tô chở người.
– Không quá 17 năm đối với xe ô tô chuyển đổi công năng từ các loại xe khác thành xe ô tô chở người trước ngày 01/01/2002.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 95/2009/NĐ-CP, thời điểm tính niên hạn sử dụng của xe ô tô được thực hiện như sau:
– Niên hạn sử dụng của xe ô tô được tính bắt đầu từ năm sản xuất xe.
– Một số trường hợp đặc biệt khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, niên hạn sử dụng được tính từ năm đăng ký xe ô tô lần đầu.
2.2. Niên hạn sử dụng của xe máy
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có văn bản nào quy định về niên hạn sử dụng đối với xe máy.
Điều 77. Đối tượng, lộ trình thực hiện trách nhiệm tái chế – Nghị định 08/2022/NĐ-CP
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu (sau đây gọi chung là nhà sản xuất, nhập khẩu) các sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này để đưa ra thị trường Việt Nam phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì đó theo tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc quy định tại Điều 78 Nghị định này.
2. Bao bì quy định tại khoản 1 Điều này là bao bì thương phẩm (gồm bao bì trực tiếp và bao bì ngoài) của sản phẩm, hàng hóa sau đây:
a) Thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
b) Mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
c) Thuốc theo quy định của pháp luật về dược;
d) Phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y theo quy định của pháp luật về phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y;
đ) Chất tẩy rửa, chế phẩm dùng trong lĩnh vực gia dụng, nông nghiệp, y tế;
e) Xi măng.
3. Các đối tượng sau đây không phải thực hiện trách nhiệm tái chế:
a) Nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường.
b) Nhà sản xuất bao bì quy định tại khoản 1 Điều này có doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước dưới 30 tỷ đồng;
c) Nhà nhập khẩu bao bì quy định tại khoản 1 Điều này có tổng giá trị nhập khẩu (tính theo trị giá hải quan) của năm trước dưới 20 tỷ đồng.
4. Nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo lộ trình sau đây:
a) Bao bì và các sản phẩm ắc quy, pin; dầu nhớt; săm lốp: từ ngày 01 tháng 01 năm 2024;
b) Sản phẩm điện, điện tử: từ ngày 01 tháng 01 năm 2025;
c) Phương tiện giao thông: từ ngày 01 tháng 01 năm 2027.
Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định việc thải bỏ phương tiện giao thông trước ngày 01 tháng 01 năm 2025.Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và ác loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
….
e) Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định;
g) Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép;
h) Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông;
i) Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định;
k) Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông.
….
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
b) Tẩy xóa hoặc sửa chữa hồ sơ đăng ký xe;
c) Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe; biển số xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định;
….
Như vậy, khi thực hiện bán xe chủ phương tiện không làm thủ tục thu hồi giấy đăng ký xe, biển số xe có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Đối với chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe; biển số xe theo quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức.
Bán xe không làm thủ tục thu hồi giấy đăng ký xe, biển số xe có bị xử phạt theo quy định không?
Bán xe không làm thủ tục thu hồi giấy đăng ký xe, biển số xe có bị xử phạt theo quy định không? (Hình từ Internet)
Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định Điều 23 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về trường hợp thu hồi chứng nhận đăng ký, biển số xe như sau:
Trường hợp thu hồi chứng nhận đăng ký, biển số xe
1. Xe hỏng không sử dụng được, bị phá hủy do nguyên nhân khách quan.
2. Xe hết niên hạn sử dụng, không được phép lưu hành theo quy định của pháp luật.
3. Xe bị mất cắp, bị chiếm đoạt không tìm được hoặc xe thải bỏ, chủ xe đề nghị thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.
4. Xe nhập khẩu miễn thuế hoặc xe tạm nhập của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tái xuất, chuyển quyền sở hữu hoặc tiêu hủy.
5. Xe đăng ký tại các khu kinh tế theo quy định của Chính phủ khi tái xuất hoặc chuyển nhượng vào Việt Nam.
6. Xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển.
7. Xe tháo máy, khung để đăng ký cho xe khác.
8. Xe đã đăng ký nhưng phát hiện hồ sơ xe giả hoặc xe có kết luận của cơ quan có thẩm quyền số máy, số khung bị cắt, hàn, đục lại, tẩy xóa hoặc cấp biển số không đúng quy định.
Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe năm 2023 bị thu hồi trong trường hợp sau:
– Xe hỏng không sử dụng được, bị phá hủy do nguyên nhân khách quan.
– Xe hết niên hạn sử dụng, không được phép lưu hành theo quy định của pháp luật.
– Xe bị mất cắp, bị chiếm đoạt không tìm được hoặc xe thải bỏ, chủ xe đề nghị thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.
– Xe nhập khẩu miễn thuế hoặc xe tạm nhập của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tái xuất, chuyển quyền sở hữu hoặc tiêu hủy.
– Xe đăng ký tại các khu kinh tế theo quy định của Chính phủ khi tái xuất hoặc chuyển nhượng vào Việt Nam.
– Xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển.
– Xe tháo máy, khung để đăng ký cho xe khác.
– Xe đã đăng ký nhưng phát hiện hồ sơ xe giả hoặc xe có kết luận của cơ quan có thẩm quyền số máy, số khung bị cắt, hàn, đục lại, tẩy xóa hoặc cấp biển số không đúng quy định.
Khi bán xe thì biển số xe định danh của chủ xe bị thu hồi và giữ lại trong bao nhiêu năm?
Tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA có quy định trường hợp sang tên đổi chủ như sau:
Nguyên tắc đăng ký xe

6. Đối với chủ xe là tổ chức thì biển số xe được quản lý theo mã định danh điện tử của tổ chức do hệ thống định danh và xác thực điện tử xác lập; trường hợp chưa có mã định danh điện tử của tổ chức thì quản lý theo mã số thuế hoặc quyết định thành lập.
7. Trường hợp xe hết niên hạn sử dụng, hư hỏng hoặc chuyển quyền sở hữu xe thì biển số định danh của chủ xe được cơ quan đăng ký xe thu hồi và cấp lại khi chủ xe đăng ký cho xe khác thuộc quyền sở hữu của mình. Số biển số định danh được giữ lại cho chủ xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày thu hồi; quá thời hạn nêu trên, nếu chủ xe chưa đăng ký thì số biển số định danh đó được chuyển vào kho biển số để đăng ký, cấp cho tổ chức, cá nhân theo quy định.
8. Trường hợp chủ xe chuyển trụ sở, nơi cư trú từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì được giữ lại biển số định danh đó (không phải đổi biển số xe).

Như vậy, khi bán xe thì biển số xe định danh của chủ xe bị thu hồi và được giữ lại trong 05 năm kể từ ngày cơ quan đăng ký xe thu hồi.
Nếu quá 05 năm chủ xe chưa đăng ký cho xe khác thuộc quyền sở hữu của mình thì số biển số định danh đó được chuyển vào kho biển số để đăng ký, cấp cho tổ chức, cá nhân theo quy định.Cả Hà Nội và TPHCM đều đã từng lên nhiều phương án xử lý những xe môtô cũ nát, bởi đó là những “bát hương di động” tiềm ẩn tai nạn giao thông. Tuy nhiên cho tới nay các giải pháp đều đi vào ngõ cụt bởi thiếu hành lang pháp lý cũng như biện pháp kinh tế hỗ trợ người dân nhằm khuyến khích đổi xe cũ lấy xe mới…

Xử lý, thu hồi xe môtô cũ nát: Mới xử lý được "phần ngọn"Hơn 200 chiếc xe cũ, xe không đảm bảo kỹ thuật bị lực lượng CSGT xử lý trong 2 ngày ra quân. Ảnh: Hoài Anh
Từ 15.3, TPHCM ra quân kiểm tra, xử lý xe máy cũ nát. Tình trạng xe môtô, xe máy cũ nát hoành hành tại các thành phố lớn – trong đó có Hà Nội, TPHCM – không chỉ gây ô nhiễm, tiếng ồn mà còn trở thành những “hung thần” đường phố khiến người dân khiếp sợ. Tuy nhiên, hiện nay do chưa có những quy định về niên hạn sử dụng đối với loại xe máy cũ nát này để làm cơ sở thu hồi, nên việc ra quân kiểm tra, xử phạt mới giải quyết được “phần ngọn” của vấn đề.CSGT TPHCM xử lý một chiếc xe máy cũ nát 4 không (không đèn, không gương, không còi, không biển số) được sử dụng để vận chuyển hàng hóa. Ảnh: Hoài AnhCSGT TPHCM xử lý một chiếc xe máy cũ nát 4 không (không đèn, không gương, không còi, không biển số) được sử dụng để vận chuyển hàng hóa. Ảnh: Hoài Anh
Hơn 200 trường hợp xe cũ nát bị xử lý
Sau 3 ngày (15 – 17.3) ra quân xử lý xe cơ giới không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật, xe cũ nát, xe tự chế, lực lượng PC08 đã lập biên bản hơn 200 trường hợp vi phạm. PV có mặt tại đoạn đường dẫn vào Chợ đầu mối nông sản, thực phẩm Hóc Môn (Nguyễn Thị Sóc, Xuân Thới Đông, Hóc Môn, TPHCM). Sau hơn 1h lập chốt, Đội CSGT An Sương thuộc PC08 đã tiến hành dừng, lập biên bản và tạm giữ gần 10 chiếc xe không đảm bảo an toàn kỹ thuật theo quy định. Theo tìm hiểu của PV, hầu hết những người vi phạm là người lao động tự do, thường làm nghề chở hàng thuê, đa phần xe mà họ điều khiển là xe của chủ hàng giao cho họ sử dụng.
Chính vì vậy, khi bị lực lượng yêu cầu dừng xe, việc đầu tiên những người này làm là lấy điện thoại ra để gọi cho chủ xe, mong chủ xe mang giấy tờ ra “giải cứu” nhưng phần lớn không có một trường hợp nào được “giải cứu” thành công vì những chiếc xe này đều đã không còn giấy tờ, vi phạm rất nhiều lỗi.
Anh H.N.Đ.T (Q.12, TPHCM) đang chở nước đá đi giao cho khách hàng, khi đi qua địa điểm trên thì bị lực lượng chức năng tiến hành yêu cầu dừng xe để kiểm tra, qua kiểm tra thì chiếc xe chở hàng mà anh T đang điều khiển vi phạm các lỗi như không có đèn, không còi, không gương chiếu hậu, không có biển số và bản thân anh T cũng không xuất trình được giấy phép lái xe. Lực lượng chức năng đã lập biên bản tạm giữ chiếc xe của anh T.
“Tôi làm nghề chở hàng, mỗi chuyến hàng như này cũng chỉ được mấy chục nghìn, biết sử dụng xe này là vi phạm Luật Giao thông nhưng vì không có điều kiện để mua xe mới, xe tốt hơn nên vẫn tiếp tục sử dụng. Tôi biết điều khiển xe này là nguy hiểm, là không an toàn nhưng vẫn chấp nhận đặt tính mạng lên trên chiếc xe này để mưu sinh” – anh T phân bua với lực lượng CSGT và xin được đi giao nốt số hàng (đá lạnh) nhưng không được lực lượng chức năng chấp nhận.
Ngày 16.3, Đội CSGT Chợ Lớn tiếp tục ra quân tiến hành lập chốt tại góc đường Hải Thượng Lãn Ông – Võ Văn Kiệt (Q.5), tại đây lực lượng chức năng đã tiến hành xử phạt 7 trường hợp sau 1h lập chốt. Anh M khi bị dừng xe kiểm tra đã phân bua rằng, vừa đi giao hàng về, chiếc xe này là của chủ hàng giao cho ông sử dụng nhưng không có đèn, không gương, không giấy tờ và cũng không có biển số.
Hầu hết những trường hợp bị lập biên bản đều cho biết sẽ bỏ xe luôn vì số tiền phạt nhiều hơn giá trị của xe, hơn nữa xe không có giấy tờ nên khó lấy lại lại xe. Trung tá Đoàn Văn Quới, Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ – đường sắt cho biết, trong đợt ra quân này kéo dài đến 14.6.2021, CSGT được dừng các phương tiện để kiểm tra hành chính gồm: Xe máy, xe cơ giới ba bánh, xe cũ nát, xe tự chế. Sau khi dừng phương tiện, thực hiện kiểm soát bằng các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện các loại giấy tờ không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc tẩy xóa, sửa chữa, giả mạo…
Khuyến khích giải pháp thu hồi xe cũ nát
Cùng với việc tăng cường kiểm tra, xử lý xe cũ nát không an toàn nhằm nâng cao ý thức của người dân thì hiện nay TPHCM cũng đang triển khai xây dựng đề án “Nghiên cứu thí điểm kiểm tra khí thải môtô, xe máy đang lưu hành” nhằm hạn chế lượng lớn môtô, xe máy “quá đát”, thải khí gây ô nhiễm môi trường. Một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu ở TPHCM là khuyến khích thu hồi xe cũ kém chất lượng, mất an toàn để kiểm soát khí thải.
Theo ông Đỗ Ngọc Hải – Trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở GTVT TPHCM), vừa qua, VAMM đã đề xuất phương án hỗ trợ người dân TPHCM mua xe mới thay thế xe cũ không đạt tiêu chuẩn về khí thải. Tuy nhiên, quan điểm của Sở GTVT TPHCM là không ủng hộ đổi xe cũ lấy xe mới vì như thế số lượng xe sẽ không giảm. Giải pháp ưu tiên hàng đầu ở TPHCM là khuyến khích thu hồi xe cũ kém chất lượng, mất an toàn để kiểm soát khí thải.
Thế nhưng để có thể thu hồi đối với những xe cũ nát thì vấn đề hiện nay là đòi hỏi cần có hành lang pháp lý quy định về niên hạn đối với môtô, xe máy, từ đó mới có cơ sở triển khai thu hồi xe cũ nát hết niên hạn.Vậy theo quy định về biển số định danh, cách đúng nhất để đi làm thủ tục thu hồi không bị đóng phạt sẽ như thế nào?
Từ 15.8, Thông tư 24/2023 của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới có hiệu lực thi hành. Nhiều người mua bán xe cũ đi cho biết với quy định về biển số định danh, người mua gặp khó khi đi làm thủ tục thu hồi đăng ký xe, sang tên xe.







Current Time0:00
/
Duration4:41






HD
Auto





Biển số định danh: Vì sao người mua xe cũ gặp khó khi sang tên chính chủ?
Tiền phạt gần bằng tiền xe






00:00


Previous

Play

Next


00:00 / 07:36

Mute


Settings

Fullscreen
Copy video url
Play / Pause
Mute / Unmute
Report a problem
Language
Share
Vidverto Player

Chị Hồng Hạnh, chủ cửa hàng mua bán xe máy cũ trên đường Phan Đăng Lưu (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết, thông thường với các xe trên 10 triệu đồng, người mua sẽ hỏi cách làm thủ tục sang tên. 
Còn với các xe giá dưới 5 triệu đồng, người mua chỉ cần cầm giấy đăng ký xe rồi lưu thông. Trong đó, các xe dưới 5 triệu đồng đa phần là xe cũ, biển số tỉnh.

Người mua xe cũ có giá dưới 5 triệu đồng thường chỉ cầm giấy đăng ký xe để lưu thông
Vũ Phượng
“Ví dụ cái xe cũ có giá 3,5 triệu đồng mà đi làm thủ tục thu hồi đóng phạt hết 1,4 triệu đồng, chưa kể chi phí đi lại đến tỉnh, thành khác với các xe biển số tỉnh. Vậy tính ra tiền phạt gần bằng tiền xe. Người mua xe cũ tầm giá này đa số là thợ hồ, xe ôm hay người lao động thu nhập thấp”, chị Hạnh nói.
Chị Thanh Duyên, một chủ cửa hàng mua bán xe máy cũ khác cũng cho hay, người mua xe cũ giá trị thấp không quan trọng về biển số, chỉ cần biết xe có đầy đủ giấy tờ để lưu thông và xuất trình khi bị CSGT kiểm tra.
“Từ trước 15.8, người mua xe giá trị thấp nên ngại tốn thêm khoản tiền làm các thủ tục sang tên chính chủ. Còn sau 15.8, người ta không có tiền mới mua xe cũ mà nghe thông tin đi làm thủ tục tốn thêm tiền phạt nghe là ngán rồi”, chị Duyên chia sẻ.
Ông T.H có hơn 20 năm buôn bán xe cũ thì đề xuất: “Mong được công an hỗ trợ cho người dân mua bán xe cũ làm thủ tục sang tên, chứ đi tới lui lên công an, nghe phạt là sợ lắm”.
Làm thu hồi đăng ký xe thế nào để không bị phạt?
Theo một lãnh đạo đội CSGT phụ trách đăng ký xe, theo Thông tư 24 thì chủ xe có trách nhiệm nộp cho cơ quan đăng ký xe chứng nhận đăng ký, biển số xe để làm thủ tục thu hồi.

Trường hợp chủ xe ký giấy ủy quyền toàn quyền, có nội dung làm thủ tục thu hồi cho người khác thì người được ủy quyền có thể đi làm thủ tục thu hồi thay cho chủ xe. Người ủy quyền cũng là người ký vào tờ khai thu hồi đăng ký xe thay cho chủ xe.
Như vậy, trong 30 ngày kể từ khi ký giấy tờ mua bán, chủ xe hay người đứng tên trên giấy ủy quyền có thể đi làm thủ tục thu hồi đăng ký xe, biển số xe mà không bị xử phạt.


Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký giấy tờ mua bán, chủ xe hay người đứng tên trên giấy ủy quyền có thể đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục thu hồi

Vũ Phượng
Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM cũng cho hay, trường hợp người mua có đầy đủ chứng nhận đăng ký, biển số xe, giấy tờ mua bán có công chứng, chứng thực cũng có thể đến cơ quan quản lý hồ sơ xe để làm thủ tục thu hồi (thay cho chủ xe) và đến nơi cư trú làm thủ tục sang tên. Trước khi giải quyết, cơ quan đăng ký xe ra quyết định xử phạt đối với người này về hành vi không làm thủ tục thu hồi theo quy định.
“Thông tư quy định là chủ xe có trách nhiệm đi làm thủ tục thu hồi, nhưng chủ xe để người mua đi làm thì người mua phải đóng phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi theo quy định”, lãnh đạo một đội CSGT phụ trách đăng ký xe giải thích.

Nhiều chủ cửa hàng mua bán xe cũ cũng chưa biết cách làm thủ tục thu hồi để hỗ trợ khách hàng
Vũ Phượng
Nếu người mua không có giấy tờ mua bán có công chứng, chứng thực thì công an giải quyết đăng ký xe theo diện xe chuyển quyền sở hữu qua nhiều tổ chức, cá nhân.
Theo đó, công an sẽ thông báo cho chủ xe và cơ quan đăng ký xe, niêm yết công khai việc tiếp nhận hồ sơ, tra cứu thông tin tàng thư xe bị mất cắp và dữ liệu đăng ký xe. Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan đăng ký xe ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi và giải quyết sang tên xe.Thu hồi xe máy cũ nát nhằm đảm bảo an toàn giao thông, giảm ô nhiễm không khí là việc làm cần thiết. Thế nhưng, điều này không dễ thực hiện vì sẽ chạm đến “mưu sinh” của nhiều người lao động nghèo.
Mở đầu năm 2021, câu chuyện thu hồi xe máy cũ nát một lần nữa lại được hâm nóng trong dư luận xã hội. Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) gửi văn bản 7442/BTNMT-TCMT tới các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải.
Trong đó, đối với 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, Bộ TN&MT yêu cầu đẩy nhanh các giải pháp đồng bộ như phát triển hệ thống giao thông công cộng, ưu tiên phương tiện sử dụng năng lượng sạch, không phát thải và đặc biệt phải thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường trong thành phố.
Việc yêu cầu thu hồi xe máy cũ đã từng được đề cập nhiều năm qua, nhưng đến nay, việc thực hiện vẫn dường như bế tắc.
Xe cũ nát chạy đầy đường
Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 3,4 triệu ô tô và 50 triệu xe máy. Hai thành phố là Hà Nội có khoảng 7 triệu xe máy và TP. HCM có khoảng 9 triệu xe máy thường xuyên tham gia giao thông, trong đó, ước tính khoảng 40% là những chiếc xe máy cũ đã sử dụng trên 15 năm.
Tại Hà Nội, không khó bắt gặp những chiếc xe máy “cà tàng” không còi, không đèn, không gương, không biển số,… lưu thông trên đường. Sử dụng những chiếc xe này phần đông là dân lao động vận chuyển hàng, buôn bán rau củ quả, thợ xây dựng, thu mua phế liệu,…
Thu hồi xe máy cũ: Vẫn bế tắc - 1Không khó thể thấy một chiếc xe máy “cà tàng” ngoài đường phố (ảnh: Hoàng Hiệp)
Quảng cáo của DTads

Thu hồi xe máy cũ: Vẫn bế tắc - 2Chiếc xe này không đèn, không gương, không còi và cũng không có biển số nhưng vẫn được chủ nhân của nó hàng ngày sử dụng (ảnh: Hoàng Hiệp)
Theo ghi nhận, những chiếc xe cũ nát chủ yếu của các dòng xe lâu năm như Honda Cub, Wave; SYM Angel; Suzuki Viva, Best; xe Trung Quốc Loncin, Lifan,… Nhiều trong số đó được hàn thêm giá đèo hàng, độ giảm sóc, hoặc chế thành xe kéo, xe ba gác chở hàng cồng kềnh gây mất an toàn, kèm theo đó là tiếng nổ “váng óc”, khói bụi mù mịt.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, phương tiện xe máy thải ra 80 – 90% khí CO, HC, NOx,… trong tổng lượng khí phát thải. Trong quá trình hoạt động, những chiếc xe cũ, ít được bảo dưỡng sẽ thải ra môi trường lượng khí thải độc hại cao gấp nhiều lần các loại xe mới, được bảo dưỡng thường xuyên.
Hiện nay, việc kiểm tra khí thải đang thực hiện theo Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 9/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chỉ áp dụng được với ô tô đang lưu hành, chưa có tiêu chuẩn đối với xe máy.
Chính vì vậy, việc kiểm soát, giảm thiểu lượng phương tiện cũ nát này là cấp thiết.
Ông Bùi Danh Liên – nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội bày tỏ quan điểm ủng hộ việc loại bỏ xe cũ nát, gây ô nhiễm môi trường nhưng cách làm cần phải được nghiên cứu thật kỹ để tránh gây ra những tác động tiêu cực về mặt xã hội, đặc biệt là vấn đề dân sinh.
“Phần lớn xe cũ nát hiện nay đều thuộc về sở hữu của người có thu nhập thấp, người nghèo. Đối với họ, đây không chỉ là phương tiện tham gia giao thông mà còn là sinh kế. Do đó, việc thu hồi xe cũ nát đồng nghĩa với việc động chạm đến “nồi cơm” của nhiều người, cần phải có sự tính toán thật kỹ” – ông Liên nói.
Ảnh hưởng của chủ trương này đến xã hội, dân sinh là rất rõ ràng bởi xe máy dù cũ nát đi chăng nữa cũng vẫn là tài sản của người dân. Với nhiều người lao động nghèo, chiếc xe còn là “cần câu cơm”, hàng ngày nuôi sống gia đình.
Trao đổi với VietNamNet, GS.TS Từ Sỹ Sùa – Giảng viên cao cấp ĐH Giao thông vận tải nhận định, việc cấm lưu hành, thu hồi những phương tiện không đủ điều kiện về kỹ thuật và khí thải cần có lộ trình để không ảnh hưởng “ngay tắp lự” đến đối tượng người thu nhập thấp, người yếu thế.
“Việc thu hồi, tịch thu hay mua lại xe cũ nát là câu chuyện ‘nhiều tập’, song song với xây dựng hành lang pháp lý còn phải tuyên truyền đề người dân đồng thuận, tuân thủ. Theo tôi, lộ trình từ 2-3 năm là phù hợp”, vị chuyên gia giao thông này chia sẻ.
Cần giải pháp căn cơ, hài hòa
Đa số các chuyên gia đều tỏ ra đồng tình với chủ trương trên nhưng cũng cho rằng, để thu hồi những phương tiện cũ nát không đảm bảo an toàn, gây ô nhiễm môi trường cần có đủ cơ sở về pháp lý, cùng với đó là những giải căn cơ, hài hòa lợi ích. Sao cho, người dân khi phải thải bỏ phương tiện vẫn thấy vui.
Phó Trưởng phòng Chất lượng xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam) Nguyễn Văn Phương cho rằng: “Đối với xe máy, tôi nghĩ phải dùng hàng rào kỹ thuật để kiểm soát mức độ phát thải chứ không quy định niên hạn sử dụng được”.
Theo ông Phương giải pháp để loại bỏ xe máy cũ nát trong giai đoạn hiện nay là nhà nước, nhà sản xuất và người dân cùng vào cuộc. Trong đó, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để nhà sản xuất thu hồi xe cũ và đổi xe máy mới cho người dân.
Còn GS.TS Lê Thanh Hải – Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên cho rằng, việc thu hồi và loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Để chủ trương đi vào thực tế, có hiệu quả, trước tiên cần có số liệu khảo sát, đánh giá, tính toán số lượng, loại xe.
Đồng thời, GS.TS Lê Thanh Hải chỉ ra rằng: “Sau khi thu hồi cũng cần có giải pháp xử lý đối với những loại xe này bởi hiện nay chúng ta chưa phát triển được công nghiệp tái chế, đặc biệt là tái chế kim loại mà những loại xe này chủ yếu là kim loại. Vì vậy, cần tính toán thêm giải pháp tiêu hủy xe ra sao. Tôi nghĩ, nhiều doanh nghiệp cơ khí có thể làm được việc này nhưng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.”
Trên thực tế, nhiều địa phương đã bắt đầu thí điểm để từng bước thực hiện các giải pháp kiểm soát, thu hồi xe cũ. Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp vào cuộc, cùng khuyến khích và hỗ trợ người dân kiểm tra, thải bỏ xe máy cũ nát.
Như tại TP. HCM, từ tháng 5-12/2020, hơn 11.000 xe máy tại các quận: 1, 3, Phú Nhuận và Tân Bình được đo, kiểm tra khí thải miễn phí. Kết quả, phần lớn xe sau 5 năm sử dụng không đạt chuẩn khí thải. Đây là tiền đề để các đơn vị liên quan đề xuất giải pháp, chính sách, lộ trình thực hiện trong những năm tới.
Hay tại Hà Nội, vào tháng 9/2020, Sở TN&MT đã trình UBND TP. Hà Nội dự thảo chương trình “Nghiên cứu thí điểm đo kiểm khí thải và hỗ trợ đổi xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn thành phố”. Theo đề xuất, người dân mang xe máy cũ đến các địa điểm này để đo kiểm về khí thải, nếu xe không bảo đảm điều kiện, sẽ được Hiệp hội Xe máy Việt Nam (VAMM) hỗ trợ kinh phí đổi xe máy mới với mức hỗ trợ 2-4 triệu đồng/trường hợp. Tuy nhiên đến nay, chương trình này vẫn chỉ nằm trên giấy.
Nhiều ý kiến cho rằng, trước khi có những khung pháp lý nhằm kiểm soát xe máy cũ nát thì trước mắt, các lực lượng chức năng như cảnh sát giao thông cần “mạnh tay” hơn đối với những xe không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như xe không giấy tờ, không biển số, vi phạm giao thông,…
Một số hình ảnh về thực tế sử dụng xe máy cũ tại Hà Nội:

Thu hồi xe máy cũ: Vẫn bế tắc - 3Khói bụi phát thải từ những chiếc xe máy cũ là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khíSố phận pháp lý của xe ‘không chính chủ’ từ ngày 15/8
Xe không chính chủ đã đăng ký biển 5 số thì mặc định là biển số định danh của người đứng tên trên giấy đăng ký xe chứ không phải của người đang sử dụng.
Từ 15/8, khi thông tư 24/2023 của Bộ Công an có hiệu lực, biển số ôtô, xe máy được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe, còn gọi là biển số định danh. Những người đang sở hữu biển 5 số sẽ mặc định là biển số định danh.
Xưa nay biển số đi theo xe, còn sắp tới khái niệm biển số định danh ra đời để quản lý theo kiểu “biển số đi theo người”. Bởi thế những xe 5 số không chính chủ thì biển đó mặc định là biển số định danh của người đang đứng tên trên giấy đăng ký xe. Chủ xe trong trường hợp này được xác định là chủ cũ chứ không phải người đang sử dụng.
Người đang sử dụng xe không chính chủ sẽ bị xử phạt nếu không làm thủ tục sang tên. Người đi sang tên phải nộp giấy khai đăng ký xe, trong đó ghi rõ quá trình mua bán và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc xe; nộp thêm chứng từ chuyển quyền sở hữu của chủ xe và người bán cuối cùng (nếu có) và nộp lệ phí trước bạ.

Biển số ôtô có hai loại là dài và ngắn. Ảnh: Ngọc Thành
Biển số ôtô có hai loại là dài và ngắn. Ảnh: Ngọc Thành
Từ sau 15/8, người sở hữu xe không chính chủ sẽ xảy ra hai trường hợp khi đi sang tên. Một là, họ nếu còn giấy tờ mua bán sẽ bị xử phạt hành chính, sau đó làm thủ tục đăng ký sang tên.
Hai là không còn giấy tờ mua bán, công an sẽ phải niêm yết công khai trong 30 ngày rồi gửi thông báo cho người đang đứng tên trên đăng ký xe. Khi không có khiếu kiện, công an sẽ ra quyết định xử phạt hành chính sau đó làm thủ tục sang tên.
Thăm dò
4.423 biểu quyết
Bạn có đang sử dụng ôtô chính chủ?



Không
Biểu quyết
 Xem kết quả
Thời gian từ: 13/8/2023
Chủ cũ liên đới thế nào nếu người đi xe không chính chủ gây tai nạn?
Thông tư 24 quy định từ ngày 15/8 khi bán xe, chủ xe phải nộp lại đăng ký, biển số cho công an để làm thủ tục thu hồi chứ không được giao cho chủ mới. Trong 30 ngày, kể từ khi làm giấy tờ bán xe, chủ xe phải làm thủ tục thu hồi nếu không sẽ bị xử phạt hành chính. Với xe máy, người vi phạm sẽ bị phạt từ 800.000 đến 2 triệu đồng; với ôtô, mức phạt 2-4 triệu đồng, tổ chức bị phạt gấp đôi.

Ngoài bị xử phạt như trên, khi bán xe nhưng không sang tên, biển số định danh vẫn quản lý theo chủ cũ thì trường hợp xảy ra tai nạn sẽ giải quyết thế nào?
Theo thông tư 24, chủ xe phải chịu trách nhiệm pháp lý với xe được gắn với biển số định danh của mình. Do đó, khi xe có liên quan đến tai nạn giao thông, vi phạm pháp luật… thì chủ xe phải chịu trách nhiệm liên quan. Khi xác minh, điều tra, công an sẽ làm việc với chủ xe đầu tiên.
Cục Cảnh sát giao thông khuyến cáo, khi thực hiện chuyển nhượng, mua bán xe cần thực hiện sang tên đổi chủ ngay theo đúng quy định để tránh các vấn đề về pháp lý.Theo quy định từ ngày 15-8, khi bán xe chủ xe phải giữ lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và nộp cho cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục thu hồi.


Từ ngày 15-8, trường hợp duy nhất được bán xe kèm theo biển số là xe gắn biển số trúng đấu giá – Ảnh: MINH HÒA
Thông tư 24 của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 15-8 quy định biển số ô tô, xe máy được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe, còn gọi là biển số định danh.
Bán xe, chủ xe phải nộp lại biển số cho cơ quan đăng ký xe
Biển xe định danh sẽ đi theo chủ xe chứ không đi theo xe, do đó khi bán xe chủ xe phải nộp lại biển số cho cơ quan đăng ký xe.







00:01:30





Từ 15-8, khi bán xe, chủ xe phải nộp lại biển số cho cơ quan đăng ký xe
Cụ thể, từ ngày 15-8, khi chuyển quyền sở hữu xe (bán, tặng cho, thừa kế…), chủ xe phải giữ lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và nộp cho cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục thu hồi.
Biển số xe theo người mãi mãi
Kho biển số đấu giá bị chê ‘xấu, nhiều đuôi 49, 53’: Cục Cảnh sát giao thông nói gì?
Đấu giá biển số xe siêu đẹp: Có thể hơn cả giá xe
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, chủ xe phải làm thủ tục thu hồi.
Trường hợp quá thời hạn trên mà chủ xe không làm thủ tục thu hồi hoặc giao giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu xe làm thủ tục thu hồi thì sẽ bị xử phạt.
Đồng thời, nếu chủ xe không làm thủ tục thu hồi sau khi chuyển quyền sở hữu xe thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm liên quan đến xe đó.
Mức xử phạt bán xe không nộp lại biển số sẽ được áp dụng theo quy định của nghị định số 100/2019 của Chính phủ.
Cụ thể, đối với mô tô, xe máy sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 2 triệu đồng (cá nhân), 1,6 triệu đến 4 triệu đồng (tổ chức) khi không chấp hành việc thu hồi giấy đăng ký, biển số xe theo quy định.
Đối với ô tô, nếu vi phạm lỗi này sẽ bị phạt từ 2 – 4 triệu đồng (cá nhân), từ 4 – 8 triệu đồng (tổ chức).

Những điểm đáng lưu ý
Trước đó, đại tá Nguyễn Quang Nhật – trưởng phòng hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông) – cho biết trường hợp duy nhất được bán xe kèm biển số từ ngày 15-8 là xe sử dụng biển số trúng đấu giá.
Theo đó, đối với ô tô gắn biển số trúng đấu giá, chủ xe có quyền lựa chọn 2 trường hợp. Cụ thể, chuyển quyền sở hữu xe không kèm theo biển số trúng đấu giá thì thủ tục thu hồi biển số, đăng ký xe cũng thực hiện như biển số định danh ở trên.
Nếu bán ô tô kèm theo biển số trúng đấu giá thì chủ xe không phải nộp lại biển số trúng đấu giá nhưng phải nộp bản sao chứng từ chuyển quyền sở hữu xe và xuất trình bản chính để đối chiếu.
Người mua chiếc xe có biển số trúng đấu giá cũng cần làm thủ tục đăng ký sang tên xe thì mới được đăng ký, giữ nguyên biển số trúng đấu giá. Chứng từ chuyển quyền sở hữu phải ghi rõ nội dung “chuyển xe kèm theo biển trúng đấu giá”.
Đáng chú ý, trường hợp người mua chiếc xe kèm theo biển số trúng đấu giá thì sẽ không được chuyển quyền sở hữu xe kèm theo biển trúng đấu giá cho người khác.
Trong trường hợp này, chỉ được bán riêng xe, giữ lại biển số trúng đấu giá để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu của mình trong thời hạn 12 tháng.
Cũng theo đại tá Nhật, theo thông tư 24, công an cấp quận, huyện sẽ đăng ký ô tô, xe máy của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, nơi cư trú tại địa phương.
Công an cấp xã, phường được cấp biển số xe máy cho tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, nơi cư trú tại địa phương.
Như vậy, chủ xe cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa phương nào thì đăng ký xe tại đó.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng không giới hạn số lượng biển số định danh của người dân.
Trường hợp người dân có phương tiện mới, nếu biển số định danh cũ vẫn được đăng ký cho một xe thuộc sở hữu thì người dân sẽ được cấp thêm một biển số định danh khác. Tuy nhiên, tất cả biển số này đều định danh vào một người.Vậy theo quy định về biển số định danh, cách đúng nhất để đi làm thủ tục thu hồi không bị đóng phạt sẽ như thế nào?
Từ 15.8, Thông tư 24/2023 của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới có hiệu lực thi hành. Nhiều người mua bán xe cũ đi cho biết với quy định về biển số định danh, người mua gặp khó khi đi làm thủ tục thu hồi đăng ký xe, sang tên xe.



Biển số định danh: Vì sao người mua xe cũ gặp khó khi sang tên chính chủ?
Tiền phạt gần bằng tiền xe
Chị Hồng Hạnh, chủ cửa hàng mua bán xe máy cũ trên đường Phan Đăng Lưu (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết, thông thường với các xe trên 10 triệu đồng, người mua sẽ hỏi cách làm thủ tục sang tên.
Còn với các xe giá dưới 5 triệu đồng, người mua chỉ cần cầm giấy đăng ký xe rồi lưu thông. Trong đó, các xe dưới 5 triệu đồng đa phần là xe cũ, biển số tỉnh.

Người mua xe cũ có giá dưới 5 triệu đồng thường chỉ cầm giấy đăng ký xe để lưu thông. Ảnh: Vũ Phượng
Người mua xe cũ có giá dưới 5 triệu đồng thường chỉ cầm giấy đăng ký xe để lưu thông. Ảnh: Vũ Phượng
“Ví dụ cái xe cũ có giá 3,5 triệu đồng mà đi làm thủ tục thu hồi đóng phạt hết 1,4 triệu đồng, chưa kể chi phí đi lại đến tỉnh, thành khác với các xe biển số tỉnh. Vậy tính ra tiền phạt gần bằng tiền xe. Người mua xe cũ tầm giá này đa số là thợ hồ, xe ôm hay người lao động thu nhập thấp”, chị Hạnh nói.
Chị Thanh Duyên, một chủ cửa hàng mua bán xe máy cũ khác cũng cho hay, người mua xe cũ giá trị thấp không quan trọng về biển số, chỉ cần biết xe có đầy đủ giấy tờ để lưu thông và xuất trình khi bị CSGT kiểm tra.
“Từ trước 15.8, người mua xe giá trị thấp nên ngại tốn thêm khoản tiền làm các thủ tục sang tên chính chủ. Còn sau 15.8, người ta không có tiền mới mua xe cũ mà nghe thông tin đi làm thủ tục tốn thêm tiền phạt nghe là ngán rồi”, chị Duyên chia sẻ.
Ông T.H có hơn 20 năm buôn bán xe cũ thì đề xuất: “Mong được công an hỗ trợ cho người dân mua bán xe cũ làm thủ tục sang tên, chứ đi tới lui lên công an, nghe phạt là sợ lắm”.
Làm thu hồi đăng ký xe thế nào để không bị phạt?

Theo một lãnh đạo đội CSGT phụ trách đăng ký xe, theo Thông tư 24 thì chủ xe có trách nhiệm nộp cho cơ quan đăng ký xe chứng nhận đăng ký, biển số xe để làm thủ tục thu hồi.
Trường hợp chủ xe ký giấy ủy quyền toàn quyền, có nội dung làm thủ tục thu hồi cho người khác thì người được ủy quyền có thể đi làm thủ tục thu hồi thay cho chủ xe. Người ủy quyền cũng là người ký vào tờ khai thu hồi đăng ký xe thay cho chủ xe.
Như vậy, trong 30 ngày kể từ khi ký giấy tờ mua bán, chủ xe hay người đứng tên trên giấy ủy quyền có thể đi làm thủ tục thu hồi đăng ký xe, biển số xe mà không bị xử phạt.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký giấy tờ mua bán, chủ xe hay người đứng tên trên giấy ủy quyền có thể đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục thu hồi. Ảnh: Vũ Phượng
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký giấy tờ mua bán, chủ xe hay người đứng tên trên giấy ủy quyền có thể đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục thu hồi. Ảnh: Vũ Phượng
Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM cũng cho hay, trường hợp người mua có đầy đủ chứng nhận đăng ký, biển số xe, giấy tờ mua bán có công chứng, chứng thực cũng có thể đến cơ quan quản lý hồ sơ xe để làm thủ tục thu hồi (thay cho chủ xe) và đến nơi cư trú làm thủ tục sang tên. Trước khi giải quyết, cơ quan đăng ký xe ra quyết định xử phạt đối với người này về hành vi không làm thủ tục thu hồi theo quy định.
“Thông tư quy định là chủ xe có trách nhiệm đi làm thủ tục thu hồi, nhưng chủ xe để người mua đi làm thì người mua phải đóng phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi theo quy định”, lãnh đạo một đội CSGT phụ trách đăng ký xe giải thích.
Nhiều chủ cửa hàng mua bán xe cũ cũng chưa biết cách làm thủ tục thu hồi để hỗ trợ khách hàng. Ảnh: Vũ Phượng
Nhiều chủ cửa hàng mua bán xe cũ cũng chưa biết cách làm thủ tục thu hồi để hỗ trợ khách hàng. Ảnh: Vũ Phượng

Nếu người mua không có giấy tờ mua bán có công chứng, chứng thực thì công an giải quyết đăng ký xe theo diện xe chuyển quyền sở hữu qua nhiều tổ chức, cá nhân.
Theo đó, công an sẽ thông báo cho chủ xe và cơ quan đăng ký xe, niêm yết công khai việc tiếp nhận hồ sơ, tra cứu thông tin tàng thư xe bị mất cắp và dữ liệu đăng ký xe. Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan đăng ký xe ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi và giải quyết sang tên xe.

Thu mua xe máy cũ hỏng, xác xe máy

Một số xe máy đã qua sử dụng nhiều năm, cũ hỏng và không thể sử dụng được nữa chúng tôi vẫn nhận thu mua. Tuy nhiên có một số dòng xe cũ không có giá trị cao, chính vì thế mỗi dòng xe có một chính sách thu mua và đơn giá riêng. Dưới đây là một số dòng xe chúng tôi chuyên thu mua, các bạn có thể tham khảo:

  • Thu mua xe máy cũ, hư hỏng, xác xe Honda: Wave Alpha; Blade; Super Cub; Wave RSX; Future; Vario 125; Vision; SH; Air Blade; LEAD; Sh Mode; CBR150R; Winner X; Africa Twin; Transalp; Gold Wing;
  • Thu mua xe máy cũ, hư hỏng, xác xe Yamaha: Freego; Grande; Latte; Janus; Nvx; Exciter; Jupiter Fi; Jupiter Finn; Sirius; Sirius Fi; Xs155r; Tracer-9,…
  • Thu mua xe máy cũ, hư hỏng, xác xe Sym: SYM Attila Venus 125i; Honda Vario 150
  • Thu mua xe máy cũ, hư hỏng, xác xe Suzuki: V-Strom 250SX; Satria F150; Raider R150; Burgman Street; Impulse 125 FI; GSX-R150; Intruder 150;
  • Thu mua xe máy cũ, hư hỏng, xác xe Harley Davidson: Softail Slim; Iron 883; Street Rod;
  • Thu mua xe máy cũ, hư hỏng, xác xe Piaggio: LIBERTY; MEDLEY; BEVERLY;
  • Thu mua xe máy cũ, hư hỏng, xác xe Ducati: Ducati MultiStrada; Scrambler Cafe Racer; Ducati Hypermotard; Ducati Panigale V4; Ducati Diavel; Ducati Diavel Xdiavel;
  • Thu mua xe máy cũ, hư hỏng, xác xe Triumph: Street Scrambler; Triumph Street Triple; Triumph Street Twin; Triumph Tiger 800;
  • Thu mua xe máy cũ, hư hỏng, xác xe Kawasaki: Kawasaki Ninja H2SX; Kawasaki Ninja ZX-25R; Kawasaki Ninja 250

Trên đây là một số dòng xe chúng tôi chuyên thu mua, tuy nhiên với bất cứ hãng xe nào, dòng xe nào các bạn có nhu cầu thanh lý hãy liên hệ với chúng tôi.

Thu mua xe máy cũ hỏng, xác xe máy tại nhà

Công ty chúng tôi chuyên mua xe máy cũ hỏng tại nhà ở TP HCM. Tất cả các quận huyện như:

Hõ trợ thu mua tận nơi các quận tại tphcm, Thu mua đồ cũ quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Bình Tân, Quận Phú Nhận, Quận Gò Vấp Quận Bình Thạnh, Quận Thủ Đức, Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quân 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12…

Ngoài ra các khách hàng ở xa nếu có nhu cầu cần thanh lý chúng tôi vẫn hỗ trợ thu mua qua hình thức giao hàng vận chuyển, chi phí vận chuyển chúng tôi sẽ thanh toán.

Giá thu mua xe máy cũ hỏng

Xe máy cũ hỏng có mức giá rất thấp so với xe máy có tình trạng còn tốt. Đơn giá thu mua xe máy cũ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Không có đơn giá cố định cho việc thu mua xe cũ. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu cần thanh lý xe máy cũ hỏng, xác xe máy hãy liên hệ với chúng tôi. Sẽ có đội ngũ kỹ thuật tới tận nơi để kiểm tra và báo giá. Mức giá thu mua có thể giao động từ 500.000 đến 10.000.000.

Thủ tục thanh lý xe máy cũ hỏng

Công ty chúng tôi với dịch vụ thu mua xe máy cũ chuyên nghiệp, thủ tục nhanh gọn sẽ không làm mất quá nhiều thời gian của các bạn.  Nếu cần thanh lý xe hãy liên hệ với chúng tôi, cung cấp một số thông tin về xe. Sau khi có thông tin chúng tôi sẽ tiến hành báo giá, thanh toán và vận chuyển. Với quy trình đơn giản, thủ tục không quá phức tạp bạn sẽ nhanh chóng thanh lý được xe cũ hỏng của mình.

All in one